logo-dich-vu-luattq

Nghỉ thai sản có được đóng bảo hiểm không

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào văn phòng luật sư! Tôi có câu hỏi xin luật sư cho tôi câu trả lời, tôi đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 4.20xx đến tháng 10.20xx thì tôi nghỉ thai sản. Tôi đóng được 7 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Cho tôi hỏi tôi có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản không, trong thời gian nghỉ thai sản bên bảo hiểm có đóng bảo hiểm xã hội cho tôi không? Mong hồi đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Công ty Luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau:

Xem thêm: Nghỉ thai sản có được đóng bảo hiểm không

Về điều kiện được hưởng chế độ thai sản

Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

Tìm hiểu thêm: Thủ tục hưởng bhxh 1 lần

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”.

Theo quy định nêu trên điều kiện hưởng chế độ thai sản là phải đóng từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 07 tháng trong 12 tháng trước khi bạn sinh, vì vậy bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Mức hưởng chế độ thai sản, thời gian nghỉ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH

Tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Tham khảo thêm: Bảo hiểm xã hội 4 năm được bao nhiêu tiền

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”.

Theo quy định nêu trên thì mức hưởng chế độ thai sản một tháng của bạn bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”.

Như vậy, trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (6 tháng) thì công ty và người lao động đều không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trong thời gian này vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không tính vào thời gian đóng BHTN. Do đó, khi bạn nghỉ thai sản trong 06 tháng thì bạn và công ty không cần đóng BHXH, thời gian 6 tháng vẫn đương nhiên được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. BHYT sẽ do cơ quan BHXH đóng, bạn vẫn sử dụng thẻ BHYT để thực hiện khám, chữa bệnh.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Gia về điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn tư vấn thêm thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.

Đọc thêm: Bệnh viện e có khám bảo hiểm thứ 7 không

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !