logo-dich-vu-luattq

Nghị quyết hướng dẫn về thời hiệu khởi kiện

Đọc thêm: Nghị định 139/2016/NĐ-CP lệ phí môn bài

Việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa án cũng như trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án của Viện kiểm sát.

Xem thêm: Nghị quyết hướng dẫn về thời hiệu khởi kiện

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Hiện nay, pháp luật có nhiều quy định mới về thời hiệu khởi kiện nhưng thực tiễn chưa có sự cập nhật kịp thời và nhận thức đúng cũng như áp dụng thống nhất về thời hiệu khởi kiện dẫn đến việc giải quyết các vụ án không chính xác. Để việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện được chính xác, phù hợp với từng loại tranh chấp và thời điểm phát sinh tranh chấp, căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và căn cứ hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện cần phân biệt theo thời gian khởi kiện, thụ lý giải quyết vụ án, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Trường hợp Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trước ngày 01/01/2017 nhưng chưa giải quyết hoặc đang trong quá trình giải quyết thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 và của Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết.

Ví dụ: Ngày 10/5/2011, B ký hợp đồng với M vay số tiền 300 triệu đồng, thời hạn vay 03 tháng, lãi suất 10%/năm. Sau khi nhận tiền vay, A trả được 1 kỳ trả gốc và lãi, sau đó không trả. Ngày 05/10/2015, M khởi kiện ra Tòa án yêu cầu buộc B trả nợ gốc và lãi trong hạn, lãi quá hạn. Ngày 25/10/2015, Tòa án thụ lý, quá trình giải quyết, Tòa án đã hai lần ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo căn cứ tại Điều 214 BLTTDS. Tháng 8 năm 2018, Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thời điểm M khởi kiện là 05/10/2015, ngày Tòa án thụ lý là ngày 25/10/2015, đến năm 2018 vụ án vẫn đang được giải quyết. Vậy theo quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện thì vụ án trên cần áp dụng quy định của BLDS năm 2005 và BLTTDS năm 2011 để giải quyết. Theo đó tranh chấp vay tài sản thì không xác định thời hiệu nhưng đối với phần lãi nếu quá thời hạn khởi kiện thì không được xem xét giải quyết (theo Nghị quyết số 03/2012). Do vậy, trong vụ án này, thời điểm phát sinh tranh chấp là 10/8/2011 nhưng đến năm 2015 hơn 04 năm M mới khởi kiện là đã hết thời hiệu khởi kiện của hợp đồng (thời hiệu khởi kiện 02 năm) nên M chỉ được Tòa án chấp nhận phần yêu cầu trả tiền gốc và bác phần lãi.

Thứ hai: Đối với các giao dịch về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được xác lập trước ngày 01/01/2017, nhưng từ ngày 01/01/2017 đương sự mới có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án (tức là từ ngày 01/01/2017 mới phát sinh tranh chấp, yêu cầu) thì Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết.

Đọc thêm: Nghị định 10/2021/NĐ-CP quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Ví dụ: Ngày 10/8/2014, A và B ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Ngày 10/7/2015, hai bên phát sinh tranh chấp. Ngày 20/8/2018, B khởi kiện ra Tòa án yêu cầu B thực hiện hợp đồng và bồi thường. Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, ngày 25/9/2018, A yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm e khoản 1 Điều 217 vì lý do “đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết”.

Như vậy, theo quy định mới của pháp luật về thời hiệu khởi kiện, khi có một trong các bên yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án ra bản án thì Tòa án phải xem xét các loại thời hiệu khởi kiện tương ứng với giao dịch do các bên xác lập để áp dụng như: Đối với tranh chấp hợp đồng là 03 năm, chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.

Thứ ba: Khi thụ lý giải quyết vụ án, cần lưu ý một số quy định của pháp luật về trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện và quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để có căn cứ giải quyết vụ án được chính xác và thống nhất.

– Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; trường hợp khác do luật quy định.

– Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự theo Điều 156 BLDS năm 2015

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Đọc thêm: Tinh giản biên chế theo Nghị định 108/NĐ/CP

2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây: Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

– Các trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo Điều 157 BLDS 2015: Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; các bên đã tự hòa giải với nhau.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, để việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về dân sự chính xác có căn cứ pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng cần cập nhật kịp thời và áp dụng đúng quy định của pháp luật trong từng thời điểm đối với từng vụ án cụ thể. Đồng thời, để các đương sự có nhận thức đầy đủ hơn về thời hiệu khởi kiện thì trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, Tòa án cần giải thích cho đương sự biết các quy định mới của pháp luật về thời hiệu khởi kiện để họ kịp thời thực hiện quyền khởi kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thu Hiền – VKSND TP Đồng Hới

(Theo Trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Quảng Bình)

Đọc thêm: Nghị định 139/2016/NĐ-CP lệ phí môn bài

Đọc thêm: Nghị định 139/2016/NĐ-CP lệ phí môn bài

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !