Với mục đích tổng hợp các nghị quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tính đến tháng 7/2021, các nghị quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm có Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 5 năm 2004 đến ngày 06 tháng 8 năm 2006 (“Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP”), Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 8 năm 2006 (“Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP”). Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP được ban hành sau khi Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực để thay thế Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn cho Bộ luật Dân sự 1995.
Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định phần lớn nội dung tương tự nhau, bao gồm các phần như sau:
Xem thêm: Nghị quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Những quy định chung quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chi phí hợp lý, nghĩa vụ chứng minh của các đương sự, và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Xác định thiệt hại bao gồm thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm;
- Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hướng dẫn xác định nguồn nguy hiểm cao độ, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; và
- Hiệu lực thi hành của nghị quyết.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các nghị quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, bất cập do nhiều quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Vì vậy, vừa qua, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đã có Tờ trình Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gửi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Tìm hiểu thêm: Nghị định 35 đất trồng lúa
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có các nội dung như sau:
- Phạm vi điều chỉnh;
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân;
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Chi phí hợp lý;
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, thiệt hạ do người thi hành công vụ gây ra, do người chưa đủ mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quản lý, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thiệt hại do xâm phạm mồ mả; và
- Hiệu lực thi hành.
Trên đây là giới thiệu bộ tổng hợp các nghị quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Việt Nam, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
Tham khảo thêm: Nghị định 30 2015 nđ cp