CHÍNH PHỦ –
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Xem thêm: Nghị định số 43 2017 nđ cp
Số: 111/2021/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2017/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHÃN HÀNG HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Những loại hàng hóa sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:
a) Bất động sản;
b) Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba;
c) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;
d) Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;
đ) Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
e) Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh), vật liệu xây dựng không có bao bì và được bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
g) Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;
h) Hàng hóa đã qua sử dụng;
i) Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”;
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân liên quan.”;
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7
“Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”;
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9
“Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.”;
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10
“Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a) Tên hàng hóa;
b) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
4. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bằng phương thức điện tử.”;
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12
“Điều 12. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.”;
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15
“Điều 15. Xuất xứ hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.”;
8. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 3 Điều 16
“Điều 16. Thành phần, thành phần định lượng
3. Đối với một số loại hàng hóa, việc ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện như sau:
a) Đối với thực phẩm ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng
a1) Nếu thành phần là chất phụ gia ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có);
a2) Trường hợp chất phụ gia là chất tạo ngọt, chất tạo màu ghi tên nhóm chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất hoặc mã số quốc tế INS (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.
a3) Trường hợp chất phụ gia là hương liệu ghi “hương liệu” kèm theo một hoặc một số các cụm từ sau đây để làm rõ nghĩa: “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp”; “nhân tạo”.
a4) Đối với trường hợp mã số phụ gia của quốc gia trùng với mã số quốc tế (INS) thì có thể ghi mã số quốc gia thay cho mã số quốc tế (INS);
b) Đối với thuốc dùng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất.”;
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 24
“Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hàng hóa có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục được lưu thông, sử dụng đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa.
4. Hàng hóa có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa được tiếp tục lưu thông, sử dụng.
5. Nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, in ấn trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng để sản xuất hàng hóa, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 2. Bãi bỏ và thay thế một số quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
1. Bãi bỏ khoản 2 Điều 8; điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
2. Bãi bỏ nội dung quy định: Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam” quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
3. Bãi bỏ Phụ lục I; Phụ lục IV; Phụ lục V tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và thay thế bằng Phụ lục I; Phụ lục IV; Phụ lục V Nghị định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Đọc thêm: Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán nhà nước; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, KGVX (2b).
TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Đức Đam
Đọc thêm: Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
PHỤ LỤC I
CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC KHÁC PHẢI THỂ HIỆN TRÊN NHÃN THEO TÍNH CHẤT CỦA MỖI LOẠI HÀNG HÓA (Kèm theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
TT
TÊN NHÓM HÀNG HÓA
NỘI DUNG BẮT BUỘC
1
Lương thực
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
2
Thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
4
Thực phẩm đã qua chiếu xạ
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ”.
5
Thực phẩm biến đổi gen
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm biến đổi gen” hoặc “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng.
6
Đồ uống (trừ rượu):
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
7
Rượu
a) Định lượng;
b) Hàm lượng etanol;
c) Hạn sử dụng (nếu có);
d) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);
đ) Thông tin cảnh báo (nếu có);
e) Mã nhận diện lô (nếu có).
8
Thuốc lá
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Thông tin cảnh báo;
d) Hạn sử dụng;
đ) Mã số, mã vạch.
9
Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
e) Ghi cụm từ: “Phụ gia thực phẩm” đối với nhóm phụ gia thực phẩm;
g) Ghi cụm từ: “Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm” đối với nhóm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
h) Thông tin, cảnh báo (nếu có).
10
Vi chất dinh dưỡng
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Thành phần;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
đ) Ghi cụm từ: “Dùng cho thực phẩm”.
11
Nguyên liệu thực phẩm
a) Tên nguyên liệu;
b) Định lượng;
c) Ngày sản xuất;
d) Hạn sử dụng;
đ) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.
12
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người
a) Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc;
c) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”;
d) Quy cách đóng gói;
đ) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;
e) Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;
g) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất;
h) Hạn dùng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
i) Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định.
13
Trang thiết bị y tế
a) Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;
b) Số lô hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế;
c) Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng; đối với trang thiết bị y tế là máy móc, thiết bị ghi năm sản xuất hoặc tháng, năm sản xuất;
d) Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.
14
Mỹ phẩm
a) Định lượng;
b) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
c) Số lô sản xuất;
d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng;
đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
e) Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;
g) Thông tin, cảnh báo.
15
Hóa chất gia dụng
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc hàm lượng hoạt chất;
đ) Số lô sản xuất;
e) Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
g) Thông tin cảnh báo;
h) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
16
Thức ăn chăn nuôi
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
e) Thông tin cảnh báo (nếu có).
17
Thuốc thú y, vắcxin, chế phẩm sinh học dùng trong thú y
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
e) Thông tin cảnh báo.
18
Thức ăn thủy sản
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
e) Thông tin cảnh báo (nếu có);
g) Số điện thoại (nếu có).
19
Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
e) Thông tin cảnh báo (nếu có);
g) Số điện thoại (nếu có).
20
Thuốc bảo vệ thực vật
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hàm lượng;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
21
Giống cây trồng
a) Tên giống cây trồng;
b) Cấp giống theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia; tiêu chuẩn cơ sở;
c) Đặng tính của giống;
d) Hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng;
đ) Thông tin cảnh báo an toàn;
e) Định lượng của giống cây trồng;
g) Ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
h) Tên và địa chỉ của tổ chức sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng;
i) Mã số lưu hành giống cây trồng (nếu có);
k) Xuất xứ giống cây trồng;
l) Mã hiệu lô giống;
m) Thông tin về giống cây trồng biến đổi gen (nếu có).
22
Giống vật nuôi
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
23
Giống thủy sản
a) Tên giống thủy sản (bao gồm tên thương mại và tên khoa học);
b) Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, ương dưỡng;
c) Số lượng giống thủy sản;
d) Chỉ tiêu chất lượng theo Tiêu chuẩn công bố áp dụng;
đ) Ngày xuất bán;
e) Thời hạn sử dụng (nếu có);
g) Hướng dẫn vận chuyển, bảo quản và sử dụng;
h) Số điện thoại (nếu có).
24
Đồ chơi trẻ em
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo;
d) Hướng dẫn sử dụng;
d) Năm sản xuất.
25
Sản phẩm dệt, may, da, giầy
a) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
đ) Năm sản xuất.
26
Sản phẩm nhựa, cao su
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thành phần;
d) Thông số kỹ thuật;
đ) Thông tin cảnh báo.
27
Giấy, bìa, cacton
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thông số kỹ thuật;
d) Thông tin cảnh báo.
28
Đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập, văn phòng phẩm
a) Định lượng;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo.
29
Ấn phẩm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật, tôn giáo
a) Nhà xuất bản (Nhà sản xuất), nhà in;
b) Tên tác giả, dịch giả;
c) Giấy phép xuất bản;
d) Thông số kỹ thuật (khổ, kích thước, số trang);
đ) Thông tin cảnh báo (nếu có).
30
Nhạc cụ
a) Thông số kỹ thuật;
b) Thông tin cảnh báo (nếu có).
31
Dụng cụ thể dục thể thao, máy tập thể dục thể thao
a) Định lượng;
b) Năm sản xuất;
c) Thành phần;
d) Thông số kỹ thuật;
đ) Hướng dẫn sử dụng;
e) Thông tin cảnh báo (nếu có).
32
Đồ gỗ
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
33
Sản phẩm sành, sứ, thủy tinh
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
34
Hàng thủ công mỹ nghệ
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
35
Đồ gia dụng, thiết bị gia dụng (không dùng điện)
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
36
Bạc
a) Định lượng;
b) Thành phần định lượng;
c) Thông tin cảnh báo (nếu có).
37
Đá quý
a) Định lượng;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo (nếu có).
38
Vàng trang sức, mỹ nghệ
a) Hàm lượng;
b) Khối lượng;
c) Khối lượng vật gắn (nếu có);
d) Mã ký hiệu sản phẩm;
đ) Thông tin cảnh báo (nếu có).
39
Trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần;
đ) Thông số kỹ thuật;
e) Thông tin cảnh báo;
g) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
40
Thiết bị bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, điện, điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin được tân trang, làm mới
a) Năm sản xuất;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
đ) Với sản phẩm công nghệ thông tin được tân trang làm mới phải ghi rõ bằng tiếng Việt là “sản phẩm tân trang làm mới” hoặc bằng tiếng Anh có ý nghĩa tương đương.
41
Máy móc, trang thiết bị cơ khí
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thông số kỹ thuật;
d) Thông tin cảnh báo an toàn;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
42
Máy móc, trang thiết bị đo lường, thử nghiệm
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thông số kỹ thuật;
d) Thông tin cảnh báo;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
43
Sản phẩm luyện kim
a) Định lượng;
b) Thành phần định lượng;
c) Thông số kỹ thuật.
44
Dụng cụ đánh bắt thủy sản
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo (nếu có);
d) Số điện thoại (nếu có).
45
Ô tô
a) Tên nhà sản xuất;
b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);
c) Số khung hoặc số VIN;
d) Khối lượng bản thân;
đ) Số người cho phép chở (đối với xe chở người);
e) Khối lượng toàn bộ thiết kế;
g) Số chứng nhận phê duyệt kiểu (Type Approved) – đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước;
h) Năm sản xuất;
i) Thông tin cảnh báo (nếu có).
46
Rơmooc, sơmi rơmooc
a) Tên nhà sản xuất;
b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (model code);
c) Số khung hoặc số VIN;
d) Khối lượng bản thân;
đ) Khối lượng toàn bộ thiết kế;
e) Số chứng nhận phê duyệt kiểu (Type Approved) – đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước;
g) Năm sản xuất;
h) Thông tin cảnh báo (nếu có).
47
Mô tô, xe máy
a) Tên nhà sản xuất;
b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);
c) Số khung;
d) Khối lượng bản thân;
đ) Dung tích xi lanh;
e) Số chứng nhận phê duyệt kiểu (Type Approved) – đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước;
g) Năm sản xuất;
h) Thông tin cảnh báo (nếu có).
48
Xe máy chuyên dùng
a) Tên nhà sản xuất;
b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);
c) Số khung;
d) Thông số kỹ thuật đặc trưng;
đ) Năm sản xuất;
e) Thông tin cảnh báo (nếu có).
49
Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ
a) Tên nhà sản xuất;
b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);
c) Khối lượng bản thân;
d) Số người cho phép chở;
đ) Khối lượng toàn bộ thiết kế;
e) Số khung hoặc số VIN;
g) Số chứng nhận phê duyệt kiểu (Type Approved) – đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước;
h) Năm sản xuất;
i) Thông tin cảnh báo (nếu có).
50
Xe đạp
a) Tên nhà sản xuất;
b) Năm sản xuất;
c) Thông số kỹ thuật cơ bản;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
51
Phụ tùng của phương tiện giao thông
a) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code) (nếu có);
b) Mã phụ tùng (part number);
c) Năm sản xuất (nếu có);
d) Thông số kỹ thuật (nếu có);
đ) Thông tin, cảnh báo (nếu có).
52
Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
a) Định lượng;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Tháng sản xuất;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
đ) Thông tin cảnh báo (nếu có).
53
Các sản phẩm từ dầu mỏ
a) Định lượng;
b) Thành phần;
c) Thông tin, cảnh báo;
d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
54
Chất tẩy rửa
a) Định lượng;
b) Tháng sản xuất;
c) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
d) Thông tin, cảnh báo;
đ) Hướng dẫn sử dụng.
55
Hóa chất
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng (nếu có);
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
e) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
g) Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
h) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
56
Phân bón
Tìm hiểu thêm: Nghị định 59 về quản lý dự án
a) Loại phân bón;
b) Mã số phân bón;
c) Phương thức sử dụng;
d) Định lượng;
đ) Ngày sản xuất;
e) Hạn sử dụng;
g) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
h) Thông tin cảnh báo;
i) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
k) Đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “Phân bón lá”.
57
Vật liệu nổ công nghiệp
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
58
Kính mắt
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo (nếu có);
d) Hướng dẫn sử dụng.
59
Đồng hồ
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Thông tin cảnh báo (nếu có);
d) Hướng dẫn sử dụng.
60
Bỉm, băng vệ sinh, khẩu trang, bông tẩy trang, bông vệ sinh tai, giấy vệ sinh
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có);
đ) Tháng sản xuất;
e) Hạn sử dụng.
61
Bàn chải đánh răng
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có);
đ) Tháng sản xuất.
62
Khăn ướt
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có);
đ) Ngày sản xuất;
e) Hạn sử dụng.
63
Máy móc, dụng cụ làm đẹp
a) Thông số kỹ thuật;
b) Hướng dẫn sử dụng;
c) Thông tin cảnh báo (nếu có);
d) Năm sản xuất.
64
Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm
a) Thành phần;
b) Thông số kỹ thuật;
c) Hướng dẫn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có);
65
Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp máy (gọi tắt là mũ bảo hiểm)
a) Cỡ mũ;
b) Tháng, năm sản xuất;
c) Kiểu mũ (Model);
d) Định lượng;
đ) Hướng dẫn sử dụng;
e) Thông tin cảnh báo (nếu có).
66
Xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp máy
a) Nhãn hiệu;
b) Loại Model;
c) Tự trọng (Khối lượng bản thân);
d) Thông số kỹ thuật;
đ) Năm sản xuất;
e) Hướng dẫn sử dụng;
g) Thông tin cảnh báo (nếu có).
67
Thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng các chất được bổ sung (hoặc giá trị dinh dưỡng);
đ) Thông tin cảnh báo (nếu có);
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (nếu có);
g) Công bố khuyến cáo về sức khỏe (nếu có);
h) Thực phẩm bổ sung phải ghi cụm từ: “Thực phẩm bổ sung”;
i) Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi cụm từ “Thực phẩm dinh dưỡng y học” và “sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”;
k) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể).”
68
Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
Tham khảo thêm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, hàm lượng hoạt chất;
đ) Số lô sản xuất;
e) Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
g) Thông tin cảnh báo;
h) Hướng dẫn sử dụng;
i) Hướng dẫn bảo quản;
k) Hướng dẫn thải bỏ;
l) Hình đồ cảnh báo theo GHS;
m) Tên, địa chỉ nơi sản xuất của đơn vị sản xuất;
n) Tên, địa chỉ, điện thoại đơn vị đứng tên đăng ký lưu hành.
PHỤ LỤC IV
CÁCH GHI THÀNH PHẦN, THÀNH PHẦN ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA (Kèm theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
1. Cách ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
STT
TRƯỜNG HỢP
CÁCH GHI
1
Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hóa.
Ghi là một thành phần của hàng hóa đó.
2
Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.
Ví dụ: Trên nhãn ghi riêng cụm từ “Hàm lượng Can xi cao” thì phải ghi hàm lượng Can xi là bao nhiêu.
3
Đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.
Ví dụ: Hàng hóa có tên ghi trên nhãn là chậu nhựa, giày da, chiếu trúc, ghế sắt, khăn giấy, đệm cao su, bình sứ thì không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.
2. Cách ghi khác về thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa
LOẠI HÀNG HÓA
MẶT HÀNG
CÁCH GHI
Thức ăn thủy sản
Thức ăn hỗn hợp
Thành phần định lượng gồm: Độ ẩm; Protein thô; Béo thô; Xơ thô; Phot pho tổng số; Lysine tổng số; Chất bảo bảo quản nếu có: Ethoxyquin, Dibutylhydroxytoluene, BHT (Butylated hydroxyl toluene), BHA (Butylated hydroxyl Anisole).
Thức ăn hỗn hợp cho động vật cảnh
Thành phần định lượng tối thiểu gồm: Độ ẩm; Protein thô; Béo thô; Xơ thô.
Thức ăn bổ sung
Thành phần định lượng, cụ thể cho từng loại:
– Hỗn hợp khoáng, vitamin, axít amin: Vitamin, khoáng đơn, axit amin.
– Chế phẩm vi sinh vật: Loài vi sinh vật.
– Chế phẩm chiết xuất từ thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm: Hoạt chất chính từ (ghi kèm tên loài sinh vật được sử dụng để sản xuất).
Thức ăn tươi sống
Thành phần định lượng: Tên loài sử dụng làm thức ăn.
Phụ gia thực phẩm
Chất phụ gia thực phẩm. Nếu phụ gia thực phẩm có hai hoặc nhiều chất phụ gia trong cùng 1 bao gói.
Liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng của chúng trong bao gói.
Thức ăn chăn nuôi
– Nếu có bổ sung chất phi dinh dưỡng để phòng bệnh.
– Nếu là thức ăn tổng hợp.
– Nếu là thức ăn bổ sung.
Thành phần định lượng chính.
– Ghi thêm thành phần chất phi dinh dưỡng.
– Ghi thêm hàm lượng protein, lipit, tro, xơ, độ ẩm, độ hòa tan.
– Ghi thêm hàm lượng các chất bổ sung.
Dược liệu
Dược liệu.
Khối lượng của dược liệu.
Thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong thú y
Thuốc thú y.
Thành phần, thành phần định lượng hoạt chất.
Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Thành phần định lượng, cụ thể cho từng loại:
– Hoá chất: Công thức hóa học, công thức cấu tạo hoặc theo Danh mục tên hoá chất được phép sử dụng.
– Hỗn hợp khoáng, vitamin, axít amin: Vitamin, khoáng đơn, axit amin.
– Chế phẩm vi sinh vật: Loài vi sinh vật.
– Chế phẩm chiết xuất từ thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm: Hoạt chất chính từ (ghi kèm tên loài sinh vật được sử dụng để sản xuất).
Thuốc thú y thủy sản
Thuốc thú y thủy sản
Công thức cấu tạo hoặc thành phần cấu tạo.
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật.
Thành phần định lượng các loại hoạt chất, hàm lượng dung môi (nếu làm thay đổi độ độc của thuốc).
Sản phẩm dệt, may, da giày
Hàng may mặc.
– Nếu có nhiều lớp.
Thành phần định lượng chính của vật liệu.
– Ghi thành phần định lượng chính của từng lớp.
Đồ gỗ
– Gỗ xẻ cùng một loài cây.
– Gỗ xẻ từ nhiều loài cây.
– Tên khoa học của loài gỗ.
– Nhóm gỗ.
Sản phẩm gỗ dân dụng.
Tên gỗ.
Sản phẩm luyện kim
– Thép.
– Kim loại.
– Quặng.
– Mác thép.
– Loại, độ tinh khiết (% kim loại).
– Hàm lượng quặng (% khối lượng).
Các sản phẩm từ dầu mỏ
Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác.
Thành phần khí (% thể tích).
Hóa chất
Hóa chất.
Công thức hóa học, công thức cấu tạo, thành phần định lượng.
Hóa chất chứa trong bình chịu áp lực.
Ghi thêm dung lượng nạp.
Phân bón
Phân bón.
Thành phần định lượng.
PHỤ LỤC V
CÁCH GHI KHÁC VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT, THÔNG TIN, CẢNH BÁO VỆ SINH, AN TOÀN CỦA HÀNG HÓA (Kèm theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)
LOẠI HÀNG HÓA
MẶT HÀNG
CÁCH GHI
Thức ăn thủy sản; chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Thức ăn bổ sung; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
– Ghi cụm từ “Chỉ dùng trong nuôi trồng thủy sản”;
– Thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch: ghi cụ thể số ngày ngừng sử dụng trước khi thu hoạch để đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm đối với thủy sản nuôi.
Thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong thuốc thú y
Thuốc thú y.
Tác dụng chính, tác dụng phụ, số đăng ký, số lô sản xuất và cụm từ “Chỉ dùng cho thú y”.
– Nếu là thuốc độc bảng A.
– Ghi thêm cụm từ (chữ màu đen): “Không dùng quá liều quy định”.
– Nếu là thuốc độc bảng B.
– Ghi thêm cụm từ (chữ màu đỏ): “Không dùng quá liều quy định”.
– Nếu là thuốc dùng ngoài da.
– Ghi thêm cụm từ: “Chỉ được dùng ngoài da”.
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật.
Số đăng ký sử dụng, số KCS, thông tin về độc tố, cảnh báo và chỉ dẫn cách phòng nhiễm độc, chỉ dẫn cấp cứu khi ngộ độc.
Giống vật nuôi; giống thủy sản
Giống thủy sinh.
Chiều dài, đường kính thân chính, giai đoạn phát triển.
Giống vật nuôi.
Cấp giống, chỉ tiêu năng suất, đặc trưng cho giống.
– Nếu là gia cầm hướng trứng.
– Ghi thêm năng suất trứng/năm.
– Nếu là gia cầm hướng thịt.
– Ghi thêm khối lượng đạt được/đơn vị thời gian.
– Nếu là giống lợn thịt.
– Ghi thêm khả năng tăng trọng, mức độ tiêu tốn thức ăn, độ dầy mỡ lưng.
– Nếu là lợn nái.
– Ghi thêm số con đẻ ra/lứa, số lứa/năm.
Giống động vật thủy sản:
Đọc thêm: Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
– Giống thủy sản để nuôi thương phẩm;
– Số ngày tuổi, chiều dài con giống hoặc loại post (áp dụng đối với tôm giống).
– Trứng Artermia.
– Số lượng trứng/g, tỷ lệ nở con (%)
– Giống thủy sản bố mẹ.
– Khối lượng, giai đoạn phát dục.
Sản phẩm luyện kim
– Hợp kim.
– Chỉ tiêu đặc trưng để phân biệt, có tính chất quyết định tới mục đích sử dụng.
Dụng cụ đánh bắt thủy sản
– Lưới đánh bắt thủy sản.
– Màu sắc, độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N), kích thước mắt lưới.
– Sợi và dây dùng đánh bắt thủy sản.
– Đường kính, độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N), độ săn (vòng xoắn/m).
Hóa chất
Hóa chất.
Chỉ tiêu chất lượng đặc trưng.
– Nếu là hóa chất dễ cháy, nổ, độc hại, ăn mòn.
– Ghi thêm cảnh báo tương ứng.
– Nếu là hóa chất chứa trong bình chịu áp lực.
– Ghi thêm số hiệu bình, dung lượng nạp, người nạp, cảnh báo nguy hại.
Vật liệu nổ công nghiệp
Vật liệu nổ công nghiệp.
Các chỉ tiêu chất lượng chính và khả năng sử dụng trong hoạt động công nghiệp.
Đọc thêm: Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại