logo-dich-vu-luattq

Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước

Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp; lập dự toán ngân sách nhà nước; chấp hành ngân sách nhà nước; kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước và công khai ngân sách, giám sát cộng đồng về ngân sách nhà nước.

1. Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp

– Theo Nghị định số 163/2016, nguồn thu của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được thu từ một số nguồn như:

+ Tiền thu một số các khoản thuế;

Xem thêm: Nghị định 163 năm 2016

+ Khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước;

+ Phí thu được từ các hoạt động dịch vụ;

+ Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

+ Thu từ quỹ dự trữ, nguồn kết dư ngân sách;

+ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, bán tài sản nhà nước và từ nhiều nguồn khác.

Tham khảo thêm: Nghị định 05 2015 về tiền lương

– Bên cạnh đó, Nghị định 163/NĐ-CP còn quy định một số khoản thu mà ngân sách trung ương và địa phương hưởng theo tỷ lệ phân chia phần trăm.

– Nghị định số 163 quy định các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương gồm các nội dung sau:

+ Chi đầu tư phát triển;

+ Chi dự trữ quốc gia;

+ Các khoản chi thường xuyên, chi trả lãi, phí và các chi phí phát sinh từ các khoản tiền vay;

+ Chi chuyển nguồn, chi bổ sung cân đối nguồn ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách.

2. Chấp hành ngân sách nhà nước

– Nghị định 163/2016 quy định việc phẩn bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán cũng như việc tổ chức thu, chi và điều hành đối với ngân sách nhà nước.

Đọc thêm: Tinh giản biên chế theo Nghị định 108/NĐ/CP

– Ngoài ra, Nghị định số 163/CP còn hướng dẫn các tiêu chí và điều kiện được ứng trước dự toán ngân sách năm sau, cụ thể:

+ Tiêu chí ứng trước dự án năm sau: Áp dụng đối với các dự án quan trọng quốc gia; dự án, công trình xây dựng cơ bản, cấp bách của trung ương và địa phương.

+ Điều kiện được ứng trước dự án năm sau: Phải đảm bảo cân đối được quỹ ngân sách của từng cấp; dự án, công trình xây dựng cơ bản đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; không còn số dư ứng trước dự toán ngân sách; có đầy đủ hồ sơ, báo cáo thuyết minh về sự cần thiết phải ứng trước dự toán.

3. Công khai ngân sách nhà nước, giám sát của cộng đồng về ngân sách nhà nước

– Các đối tượng phải công khai ngân sách gồm có: các cấp ngân sách nhà nước, đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

– Một số nội dung sau phải được công khai theo Nghị định 163/2016/CP như công khai số liệu, thuyết minh dự toán ngân sách về các khoản cân đối thu, chi và bội chi ngân sách; công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách.

– Việc giám sát của cộng đồng đối với ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Hình thức giám sát có thể là nghiên cứu, xem xét; tổ chức đoàn giám sát hoặc thông qua hoạt động của Ban thanh tra.

Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước có hiệu lực ngày 01/01/2017.

Tham khảo thêm: Nghị định 166 về cưỡng chế

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !