logo-dich-vu-luattq

Mức lương tối thiểu vùng – Lương cơ sở – Tỷ lệ đóng bảo hiểm

Cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) như thế nào? Quy định mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng…

Xem thêm: Mức lương đóng bhxh

I. Quy định mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở là mức lương làm căn cứ tính mức lương, mức phụ cấp và các chế độ khác theo quy định.

1.1. Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở

  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
  • Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
  • Người làm việc theo biên chế nhà nước;
  • Sĩ quan, quân đội chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
  • Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
  • Người làm việc trong tổ chức không chuyên trách ở cấp xã/phường, thôn/tổ dân phố.

1.2. Trường hợp áp dụng mức lương cơ sở

  • Mức lương cơ sở áp dụng cho các nhóm đối tượng làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước, những người mà hưởng lương bằng ngân sách nhà nước. Mức lương cơ sở không áp dụng cho những người làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
  • Từ mức lương cơ sở và hệ số lương của mỗi công chức, viên chức sẽ tính ra được lương, chế độ hưởng và các phụ cấp trách nhiệm chuyên môn, chức danh (nếu có).

2. Quy định về mức lương tối thiểu vùng

Là mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp được phép trả người lao động trong điều kiện bình thường, đủ số giờ làm việc trong tháng và hoàn thành công việc được giao. Mức lương tối thiểu được quy định nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.

2.1. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

  • Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
  • Hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức khác thuê lao động có hợp đồng lao động.

2.2. Trường hợp áp dụng mức lương tối thiểu vùng

  • Áp dụng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, hợp tác xã… Mức lương tối thiểu vùng không áp dụng cho công chức, viên chức, người làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước;
  • Có 4 mức lương tối thiểu theo vùng kinh tế, doanh nghiệp tại vùng kinh tế nào thì áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng đó (mức lương áp dụng từ năm 2020 đến nay), gồm:
    • Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng;
    • Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng;
    • Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng;
    • Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.
  • So với năm 2021 thì mức lương tối thiểu vùng của năm 2022 không thay đổi.

II. Mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng qua các năm, mức phạt trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương cơ sở qua các năm

Mức lương cơ sở luôn có sự điều chỉnh qua từng năm để phù hợp với sự lạm phát của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của cán bộ công chức, viên chức, người làm việc theo biên chế nhà nước.

Để đưa ra được sự điều chỉnh mức lương cơ sở, nhà nước sẽ căn cứ vào ngân sách, tình hình kinh tế – xã hội tại thời điểm quyết định điều chỉnh.

➤ Tóm tắt mức lương cơ sở qua các năm

Tham khảo thêm: Quyền lợi bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

Mức lương cơ sở dự kiến áp dụng từ 01/07/2020 là 1.600.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 và 2021 nên Quốc hội đã quyết định tạm ngừng thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở mà dành kinh phí để phòng chống dịch Covid-19. Do đó, mức lương cơ sở từ 01/07/2019 đến nay vẫn là 1.490.000 đồng/tháng.

2. Quy định mức lương tối thiểu vùng qua các năm

Tương tự như mức lương cơ sở thì mức lương tối thiểu vùng cũng cần phải có sự điều chỉnh qua các năm nhằm đáp ứng chất lượng cuộc sống của người lao động, phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế của đất nước.

➤ Tóm tắt mức lương tối thiểu vùng qua các năm:

Tương tự như mức lương cơ sở thì mức lương tối thiểu vùng từ 2020 đến nay được giữ nguyên và tạm ngừng điều chỉnh tăng do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

3. Mức phạt khi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương mà chính phủ quy định nhằm đảm bảo đời sống và quyền lợi cho người lao động, nếu người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị phạt theo Khoản 3 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ/CP cụ thể:

3.1. Đối với cá nhân trả lương cho người lao động vi phạm

  • Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 đến 10 người lao động;
  • Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 người lao động;
  • Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

3.2. Đối với doanh nghiệp, tổ chức vi phạm

  • Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 đến 10 người lao động;
  • Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 người lao động;
  • Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, doanh nghiệp và tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi so với cá nhân nếu có hành vi vi phạm quy định về trả lương dưới mức tối thiểu vùng.

III. Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng

1. Mức tiền lương thấp nhất tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017, mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, cụ thể:

  • Đối với người lao động (NLĐ) làm công việc đơn giản, không cần chuyên môn và kĩ thuật, trong điều kiện làm việc bình thường thì mức đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
  • Đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi phải chuyên môn, kỹ thuật đã qua đào tạo thì mức đóng BHXH, BHYT, BHTN tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng là 7%;
  • Đối với NLĐ làm công việc không đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật nhưng làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm thì mức đóng BHXH, BHYT, BHTN phải cao hơn ít nhất là 5% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi chuyên môn, đã qua học nghề mà môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại thì mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN cao hơn 12,35% so với mức lương tối thiểu vùng do làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm (5%) và do công việc yêu cầu chuyên môn và qua đào tạo (7%);
  • Đối với NLĐ làm công việc không đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật nhưng làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm thì mức đóng BHXH, BHYT, BHTN phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi chuyên môn, đã qua học nghề mà môi trường làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại thì mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN cao hơn 14.49% so với mức lương tối thiểu vùng do làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại, nguy hiểm (7%) và công việc yêu cầu chuyên môn và qua đào tạo (7%).

➤ Bảng mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN theo vùng, điều kiện làm việc và yêu cầu công việc khác nhau

2. Mức tiền lương cao nhất tham gia BHXH, BHYT, BHTN

  • Mức lương cao nhất khi tham gia BHXH, BHYT bằng 20 lần mức lương cơ sở:

20 x 1.490.000 = 29.800.000 đồng/tháng;

  • Mức lương cao nhất khi tham gia BHTN bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm y tế được năm viện bao nhiêu ngày

Ví dụ: Giả sử, anh A là lao động có trình độ chuyên môn và làm việc trong điều kiện bình thường tại vùng I, mức lương tối thiểu vùng áp dụng để tính mức tối đa tham gia BHTN cho anh A là: 20 x 4.729.400 = 94.588.000 đồng/tháng.

3. Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN trường hợp người lao động ký hợp đồng chính thức nhiều nơi

Khác với lao động chỉ ký hợp đồng lao động tại 1 nơi và đóng các loại bảo hiểm theo 1 mức lương duy nhất thì với lao động ký hợp đồng tại nhiều nơi có sự khác biệt như sau:

  • Đối với BHXH: gồm ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp:
    • Bảo hiểm ốm đau thai sản và hưu trí tử tuất: Đóng BH tại nơi đầu tiên ký hợp đồng lao động;
    • Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: Đóng BH tại tất cả các nơi có ký hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.
  • Đối với BHYT: Đóng BHYT tại nơi có mức đóng cao nhất;
  • Đối với BHTN: Tương tự như BH ốm đau thai sản và hưu trí tử tuất, người lao động ký hợp đồng lao động nhiều nơi thì đóng BHTN tại nơi ký hợp đồng đầu tiên.

IV. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN qua các năm đối với doanh nghiệp & người lao động

1. Đối với lao động Việt Nam

➤ Tỷ lệ đóng bảo hiểm từ năm 2018 đến nay

2. Đối với lao động người nước ngoài có ký hợp đồng chính thức với doanh nghiệp tại Việt Nam

➤ Tỷ lệ đóng bảo hiểm từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021

➤ Tỷ lệ đóng bảo hiểm từ ngày 01/01/2022

3. Hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm

Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nên chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết hỗ trợ cụ thể:

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP ban hành ngày 01/07/2021 hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm TNLD-BNN xuống còn 0% từ ngày 01/07/2021 đến hết ngày 30/06/2022;
  • Nghị quyết số 116/NQ-CP ban hành ngày 24/09/2021 hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp xuống còn 0% từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/09/2022 đối với các doanh nghiệp đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại ngày 30/09/2022;

Đối tượng áp dụng hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm: các đơn vị sử dụng lao động ngoại trừ các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ, doanh nghiệp trừ đi các khoản bảo hiểm tương ứng trong khoảng thời gian tương ứng.

V. Mức phạt không đóng BHXH, BHYT, BHTN

  • Nếu công ty thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm mà không tham gia bảo hiểm bắt buộc cho toàn bộ nhân viên công ty, công ty có thể bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm bắt buộc, tối đa là 75.000.000 đồng;
  • Nếu công ty trốn đóng bảo hiểm bắt buộc, mức phạt sẽ từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng;
  • Ngoài mức phạt nêu trên, công ty sẽ phải nộp bổ sung các khoản bảo hiểm còn thiếu và lãi suất chậm nộp phát sinh;
  • Nếu số tiền tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự, công ty có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

VI. Mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp

Mức đóng kinh phí công đoàn hàng tháng là 2% quỹ tiền lương công ty đóng BHXH cho người lao động.

Ví dụ: Công ty đóng bảo hiểm xã hội cho 5 lao động với mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi lao động là 6.000.000 đồng/nhân viên. Như vậy, quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội là 30.000.000 đồng. Mức kinh phí công đoàn phải nộp là 600.000 đồng/tháng.

VII. Một số câu hỏi thường gặp về mức lương và tỷ lệ đóng bảo hiểm

Nguyễn Oanh & Huyền Linh – Phòng Kế toán Anpha

Tham khảo thêm: Quy định lãnh bảo hiểm thất nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !