logo-dich-vu-luattq

Quy định mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022

Trả lời

Xem thêm: Mức lương đóng bảo hiểm

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty Luật Minh Khuê. Dựa trên các căn cứ của pháp luật, chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý tính mức đóng bảo hiểm xã hội

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

– Luật việc làm 2013

– Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

– Nghị định 157/2018/NĐ-CP

– Nghị định 72/2018/NĐ-CP

>&gt Xem thêm: Mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2022

– Quyết định 595/QĐ-BHXH

2. Mức tiền lương đóng bảo hiểm tối thiểu

Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 157/2018/NĐ-CP

“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Cách tính như sau:

Vùng

Mức lương đóng BHXH tối thiểu cho người lao động đã qua học nghề

Địa bàn thuộc vùng I

= 4.180.000 + (4.180.000 x 7%) = 4.472.600 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng II

Đọc thêm: Thẻ bảo hiểm có giá trị 5 năm

= 3.710.000 + (3.710.000 x 7%) = 3.969.700 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng III

= 3.250.000 + (3.250.000 x 7%) = 3.477.500 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng IV

= 2.920.000 + (2.920.000 x 7%) = 3.124.400 đồng/tháng

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần trong năm 2022

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.(Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP)

3. Mức lương đóng bảo hiểm tối đa

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Từ ngày 1/7/2018 đến ngày 30/6/2019, mức lương cơ sở là: 1.390.000 đ/tháng.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT tối đa bằng 1.390.000 x 20 = 27.800.000 đ/tháng

– Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Vùng

Mức tiền lương tháng đóng BHTN mức tối đa

Địa bàn thuộc vùng I

= 4.180.000 x 20 = 83.600.000 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng II

= 3.710.000 x 20 = 74.200.000 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng III

= 3.250.000 x 20 = 65.000.000 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng IV

= 2.920.000 x 20 = 58.400.000 đồng/tháng

Như vậy, nếu bạn ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thì mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH của bạn là 4.180.0000 đồng/tháng

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Khuê, nếu còn vướng mắc xin vui lòng gọi điện theo số tổng đài 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp.

>&gt Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc năm 2022 ?

4. Mức phạt khi đóng Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng ?

Hiện nay, tôi đang ở vùng 1 theo quy định thì mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp đóng cho tôi là 4.180.000 đồng/tháng, nhưng tôi lại được đóng theo mức 3.710.000 đồng/tháng. Cho tôi hỏi, như vậy doanh nghiệp có đang vi phạm luật hay không? Và doanh nghiệp bị xử lý thế nào?

Xin chân thành cảm ơn

Trả lời:

Căn cứ Quy định tại Khoản 2, Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP

Tham khảo thêm: Nghỉ việc bao lâu thì có sổ bảo hiểm

“2.Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đóng Bảo hiểm bắt buộc dưới mức quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định như trên và buộc truy nộp số tiền bảo hiễm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.

5. Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu ?

Theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:

  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, lương tối thiểu vùng năm 2021 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vùng 2021 vẫn sẽ giữa như năm 2020 là: Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.

>&gt Xem thêm: Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới 2022 ?

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa của năm 2021

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa theo quy định khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.

Hiện nay theo Nghị định 128/2020/QH14 thì mức lương cơ sở của năm 2021 vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020 đã đề cập đến mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2021. Cụ thể:

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 96, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động:

“1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:

a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)”.

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 103, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

>&gt Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 và Cách tính lương hàng tháng tại doanh nghiệp như thế nào?

“1. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:

a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)”

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng được giữ nguyên, tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019. Mức lương tối thiểu vùng này sẽ được áp dụng cho đến khi có quy định mới.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật BHXH – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Bảo hiểm y tế có thời hạn 5 năm

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !