logo-dich-vu-luattq

Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khái niệm về miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm.

Trong BLHS chi có quy định về miễn trách nhiệm hình sự cùa người phạm tội.

Xem thêm: Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước. Biện pháp này được quy định và áp dụng trong một số trường hợp phạm tội nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm, vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội.

Trong Bộ luật hình sự năm 2015, miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại một số điều luật ở Phẩn thứ nhất – Những quy định chung và Phần thứ hai – Các tội phạm. Đó là Điểu 16; Điều 29; khoản 2 Điều 91; khoản 4 Điều 110; đoạn 2 khoản 7 Điều 364 và khoản 2 Điều 390. Đây là những trường hợp vì những lí do khác nhau mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp này là không cần thiết. Người được miễn trách nhiệm hình sự không bị coi là có án tích.

Cần phải phân biệt trường hợp miễn trách nhiệm hình sự với trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng không cấu thành tội phạm. Bởi lẽ, miễn trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với không có trách nhiệm hình sự, cho nên trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử nếu không đủ căn cứ để buộc tội thì phải tuyên bố họ không phạm tội chứ không được tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự cho họ.

2. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 29 Bộ Luật hình sự, căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự như sau:

” 1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 29, trường hợp gia đình người bị hại và người phạm tội tự nguyện hòa giải được đồng thời đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Pháp luật chỉ quy định là ” có thể “ được miễn, nghĩa là không mặc nhiên có đơn của gia đình người bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì người phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra để được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản này, thì người phạm tội phải có các điều kiện như sau:

>&gt Xem thêm: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là gì ? Cho ví dụ về độ tuổi chịu TNHS ?

– Tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải là tội phạm ít nghiêm trọng;

– Hoặc là tội phạm nghiêm trọng do vô ý;

– Đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông gây chết người là do lỗi vô ý theo quy định tại Điều 11 Bộ Luật hình sự, cụ thể:

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

3. Khái niệm về miễn hình phạt

Miễn hình phạt là không buộc người hoặc pháp nhân thưorng mại phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hĩnh phạt về tội mà họ đã thực hiện.

Miễn trách nhiệm hình sự cũng như miễn hình phạt đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội chỉ đặt ra cho những trường hợp nếu như việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay áp dụng hình phạt là không cần thiết, không đạt được mục đích của hình phạt hoặc trái với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam.

Về mặt lí luận thì hình phạt là hậu quả pháp lí của tội phạm, luôn gắn liền với tội phạm. Do đó, với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp phạm tội, nếu truy cứu trách nhiệm hình sự hay áp dụng hình phạt đối với họ sẽ không đạt mục đích của hình phạt thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay áp dụng hình phạt đối với những trường hợp này là không cần thiết.

>&gt Xem thêm: Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm ?

4. Điều kiện miễn hình phạt

Tìm hiểu thêm: Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Điều kiện được miễn hình phạt như sau:

Thứ nhất: Trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân

Theo Điều 59 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật hình sự mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự quy định như sau:

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Như vậy, người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong các trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, hoặc người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể và đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. Những trường hợp này thông thường là: Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức; phạm tội do lạc hậu hoặc là người phạm tội tự thú…

Thứ hai: Trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Theo Điều 88 Bộ luật hình sự thì pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Theo đó, pháp nhân thương mại cần hoàn thiện xong các việc bao gồm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại để được Tòa án xem xét khi quyết định hình phạt.

>&gt Xem thêm: Nợ tiền bao nhiêu bị truy cứu trách nhiệm hình sự ? Khi nào nên khởi kiện đòi nợ

5. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt và chấp hành hình phạt

STT

Miễn trách nhiệm hình sự (TNHS)

Miễn hình phạt

Miễn chấp hành hình phạt

Khái niệm

Miễn trách nhiệm hình sự là việc ko bắt buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà họ đã thực hiện

Miễn hình phạt là ko buộc người bị kết án phải chịu hình phạt về tội họ đã thực hiện.

Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc một phần hình phạt còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt đã tuyên

Điều kiện

1, Người phạm tội được miễn TNHS khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá. 2, Người phạm tội có thể được miễn TNHS khi có một trong các căn cứ sau: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. + Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn TNHS.

Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại k1,2 Đ54 BLHS năm 2015, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn TNHS. Theo quy định khoản 1,2 Điều 54 “1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”

1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đọc thêm: Hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

a) Sau khi bị kết án đã lập công;

b) Mắc bệnh hiểm nghèo;

c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nêu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nêu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

Thẩm quyền áp dụng

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

Tòa án

Tòa án (quyết định theo đề nghị của Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án hình sự)

Hậu quả pháp lý

  • Không có án tích.
  • Có tính khoan hồng cao hơn so với miễn hình phạt và miễn chấp hành hình phạt

Có án tích nhưng thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích.

Có án tích, và được xóa án tích theo quy định.

Đối tượng

Đối tượng của MTNHS có thể là người đã bị kết án hoặc chưa bị kết án.

Người đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.

Người đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực, chưa chấp hành hình phạt hoặc chấp hành một phần hình phạt đã tuyên.

Các trường hợp được miễn TNHS và miễn hình phạt.

– Các TH miễn TNHS bao gồm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Điều 16; người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại ko lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ…Điều 91; người đã nhận làm gián điệp, nhưng ko thực hiện nhiệm vụ đc giao và tự thú, thành khẩn khai báo Điều 110; người không tố giác có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm khoản 3 Điều 390 tội

Miễn hình phạt chỉ đc quy định ở 2 điều luật đó là Điều 59 và khoản 3 Điều 390 tội không tố giác tội phạm.

Người phải chấp hành toàn bộ hoặc một phần hình phạt còn lại (chưa chấp hành) của mức hình phạt

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Tìm hiểu thêm: Các vụ án hình sự có đồng phạm

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !