logo-dich-vu-luattq

Mẫu văn bản tố tụng dân sự

Mẫu số 01-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

GIAO NHẬN TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

Hồi …..giờ….phút, ngày……. tháng…….. năm

Tại:

Người giao nộp tài liệu, chứng cứ: (1)

Là:……………….….. (2) trong vụ án về (3)

Người nhận tài liệu, chứng cứ:(4)

Đã tiến hành việc giao nhận tài liệu, chứng cứ sau đây:(5)

Biên bản này được lập thành hai bản, một bản giao cho người giao nộp tài liệu, chứng cứ và một bản lưu hồ sơ vụ án.

NGƯỜI GIAO NỘP

TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

NGƯỜI NHẬN

TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-DS:

(1) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan công tác của người giao nộp tài liệu, chứng cứ.

(2) Nếu là đương sự thì ghi tư cách đương sự của người giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án; nếu là cá nhân hoặc đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ thì ghi “là người được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ” hoặc “là người đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ”.

(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang giải quyết.

(4) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của người nhận tài liệu, chứng cứ và địa chỉ của Tòa án nơi nhận tài liệu, chứng cứ.

(5) Ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của từng tài liệu, chứng cứ. Ví dụ: tài liệu, chứng cứ là văn bản thì ghi rõ số bản, số trang của từng tài liệu, chứng cứ.

Mẫu số 02-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN ……….(1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

LẤY LỜI KHAI CỦA ĐƯƠNG SỰ

Hồi .…. giờ.…. phút ngày .…. tháng ….. năm

Tại (2):

(3)

tiến hành lấy lời khai của (4)

Địa chỉ(5)

Nơi làm việc (6)

Là: …………… (7) trong vụ án dân sự thụ lý số ……/TLST- (8)

Về việc(9)

(10)…………………………………… khai:

(11)

Việc lấy lời khai kết thúc hồi….. giờ…phút cùng ngày.

………………(12) đã……………………………..(13), công nhận là biên bản ghi đúng lời khai của mình.

NGƯỜI KHAI

(Ký tên, ghi rõ họ tên

hoặc điểm chỉ)

(14)

THƯ KÝ TÒA ÁN

GHI BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên,

đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-DS:

(1) Ghi tên Tòa án tiến hành lấy lời khai; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi địa điểm lấy lời khai.

(3) Tùy trường hợp mà ghi cụ thể. Nếu Thẩm phán lấy lời khai và tự mình ghi biên bản lấy lời khai thì ghi “Tôi là Nguyễn Văn A- Thẩm phán”; nếu Thẩm phán lấy lời khai và có Thư ký Tòa án ghi biên bản lất lời khai thì ghi “Chúng tôi: Nguyễn Văn A – Thẩm phán và Trần Thị B – Thư ký Tòa án”.

(4), (5) và (6) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được lấy lời khai; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức và người đại diện của cơ quan, tổ chức đó. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q). Đối với người đại diện theo ủy quyền thì ghi rõ văn bản ủy quyền.

(7) Ghi tư cách đương sự của người được lấy lời khai (ví dụ: là nguyên đơn, bị đơn…).

(8) Ghi số, ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ).

(9) Ghi quan hệ tranh chấp.

(10) Ghi họ tên của người được lấy lời khai (ví dụ: Bà Trần Thị Q khai:).

(11) Ghi lời khai của đương sự.

(12) Chỉ ghi tên đương sự, tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi tên (ví dụ: Bà Q).

(13) Tùy từng trường hợp mà ghi “tự đọc” hoặc “nghe đọc”.

(14) Trường hợp biên bản ghi lời khai được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản; trường hợp lấy lời khai với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự theo quy định tại khoản 3 Điều 98 thì ghi rõ họ tên, chữ ký của người đại diện hợp pháp.

Mẫu số 03-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN ……….(1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

LẤY LỜI KHAI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

Hồi .…. giờ.…. phút ngày .…. tháng ….. năm

Tại:(2)

Chúng tôi:(3)

Tiến hành lấy lời khai của (4)

Địa chỉ:(5)

Là người làm chứng trong vụ án dân sự thụ lý số ……/TLST- (6)

Về việc(7)

Thẩm phán giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình.

Người làm chứng cam đoan khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, (8)…………………..……khai:

(9)

Việc lấy lời khai kết thúc hồi….. giờ…phút cùng ngày.

………………(10) đã……………………………..(11), công nhận là biên bản ghi đúng lời khai của mình.

NGƯỜI KHAI

(Ký tên, ghi rõ họ tên

hoặc điểm chỉ)

(12)

THƯ KÝ TÒA ÁN

GHI BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên,

đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03-DS:

(1) Ghi tên Tòa án tiến hành lấy lời khai; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi địa điểm lấy lời khai.

(3) Tùy trường hợp mà ghi cụ thể. Nếu Thẩm phán lấy lời khai và tự mình ghi biên bản lấy lời khai thì ghi “Tôi là Nguyễn Văn A- Thẩm phán”; nếu Thẩm phán lấy lời khai và có Thư ký Tòa án ghi biên bản lất lời khai thì ghi “Chúng tôi: Nguyễn Văn A – Thẩm phán và Trần Thị B – Thư ký Tòa án”.

(4) và (5) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được lấy lời khai; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức và người đại diện của cơ quan, tổ chức đó. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(6) Ghi số, năm, ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ ngày 05 tháng 4 năm 2017).

(7) Ghi quan hệ tranh chấp.

(8) Ghi họ tên của người được lấy lời khai (ví dụ: Bà Trần Thị Q khai:).

(9) Ghi lời khai của người làm chứng.

(10) Chỉ ghi tên người làm chứng, tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi tên (ví dụ: Bà Q).

(11) Tùy từng trường hợp mà ghi “tự đọc” hoặc “nghe đọc”.

(12) Trường hợp biên bản ghi lời khai được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người làm chứng (chứng kiến việc lấy lời khai) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản; trường hợp lấy lời khai với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của người khai theo quy định tại khoản 3 Điều 99 thì ghi rõ họ tên, chữ ký của người đại diện hợp pháp.

Mẫu số 04-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN……. (1)

Số:…../TB-TA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày…… tháng …… năm ……….

THÔNG BÁO

NỘP TIỀN TẠM ỨNG CHI PHÍ TỐ TỤNG

Kính gửi:(2)…………………………………………………………….…….

Địa chỉ (3) ……………………………………………………..………..

Số điện thoại: ………………………; số fax: ……………………(nếu có).

Địa chỉ thư điện tử: ……………..………………… (nếu có).

Xét thấy …….…(4) phải nộp tiền tạm ứng chi phí…………..(5) theo quy định của pháp luật.

Căn cứ ….(6) của Bộ luật tố tụng dân sự;

Tòa án nhân dân………………………thông báo cho:(7) ……………..biết.

Trong thời hạn …… (8) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo này, phải đến trụ sở Tòa án ……………………………………………………………………………..………, địa chỉ:…………………………………………………………………để nộp số tiền tạm ứng chi phí ……..(9) là: ………………..(bằng chữ: ………………………………………..).

Hết thời hạn nêu trên, nếu ……..(10) không nộp cho Tòa án tiền tạm ứng chi phí tố tụng mà không có lý do chính đáng, thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu hồ sơ vụ án.

ThẨm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) và (3) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người phải nộp tạm ứng chi phí tố tụng; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức phải nộp tạm ứng chi phí tố tụng. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).

(4) Tùy từng trường hợp mà ghi tên và tư cách đương sự của người phải nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng: Ví dụ nếu nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng thì ghi “Ông Nguyễn Văn A là nguyên đơn”.

(5) và (9) Tùy từng trường hợp mà ghi loại chi phí tố tụng phải nộp tạm ứng, ví dụ: chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì ghi “ủy thác tư pháp ra nước ngoài”.

(6) Tùy từng trường hợp mà ghi điều khoản của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ để thông báo nộp tạm ứng chi phí tố tụng, ví dụ: chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong việc dân sự thì ghi “khoản 2 Điều 152”.

(7) và (10) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: cho Ông, cho Bà biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).

(8) Tùy từng trường hợp, căn cứ quy định của pháp luật mà Tòa án ghi thời hạn đương sự phải nộp chi phí tố tụng. Ví dụ theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng thì: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.” Trường hợp này Tòa án ghi “05 ngày làm việc”.

Đối với trường hợp mà pháp luật không quy định thì thời hạn đương sự phải nộp chi phí tố tụng là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

Mẫu số 05-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN……..(1)

Số:……/……/QĐ-XXTĐTC (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày…….. tháng …… năm ……

QUYẾT ĐỊNH

XEM XÉT, THẨM ĐỊNH TẠI CHỖ

TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………………………………………………

Căn cứ vào Điều 97 và Điều 101 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số …/…/ TLST-…ngày….tháng….năm…

Về: (3)

Xét:(4)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Xem xét, thẩm định tại chỗ đối với:(5)

2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ được tiến hành vào hồi ….. giờ………phút ngày ………tháng ………..năm ……..tại(6)

Nơi nhận:

– Đương sự;

– Ghi cụ thể Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã phường thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định tại chỗ;

– Những người khác được mời;

– Lưu hồ sơ vụ án.

ThẨm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-XXTĐTC).

(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Toà án đang giải quyết.

(4) Tùy trường hợp cụ thể mà ghi yêu cầu của đương sự hoặc thấy cần thiết. Trường hợp theo yêu cầu của đương sự thì ghi rõ tên, địa chỉ, tư cách đương sự của người có đơn yêu cầu (ví dụ: Xét yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ của ông Nguyễn Văn A – nguyên đơn trong vụ án, cư trú tại 261 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).

(5) Ghi đối tượng và những vấn đề cần xem xét, thẩm định tại chỗ.

(6) Ghi cụ thể địa điểm tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ.

Mẫu số 06-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN………..(1)

Số……../……/QĐ-TCGĐ (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày…… tháng …… năm ……

QUYẾT ĐỊNH

TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH(3)

TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………………………………………………..

Căn cứ vào các điều 97, 102 và 103 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ Luật Giám định tư pháp;

Căn cứ hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số …../……/ TLST-……ngày….tháng….năm…

Về:(4)

Xét(5)

Đối với(6)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Trưng cầu(7)

Thực hiện giám định:(8)

2. Các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo bao gồm:(9)

3. Thời hạn trả kết luận giám định:(10)

Nơi nhận:

– Đương sự;

– Tổ chức giám định tư pháp;

– Giám định viên;

– Lưu hồ sơ vụ án.

ThẨm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 06-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định trưng cầu giám định; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-TCGĐ).

(3) Nếu trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì sau hai chữ “giám định” trong quyết định ghi thêm hai chữ “bổ sung” hoặc chữ “lại”.

(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Toà án đang giải quyết.

(5) Tùy trường hợp cụ thể mà ghi yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án thấy cần thiết. Trường hợp theo yêu cầu của đương sự thì ghi rõ tên, địa chỉ, tư cách đương sự của người có đơn yêu cầu mà ghi (ví dụ: Xét yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định của ông Nguyễn Văn A – nguyên đơn trong vụ án, cư trú tại 261 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi đối tượng cần giám định (ví dụ: đối với chữ ký của người bán trong hợp đồng mua bán tài sản hoặc đối với chữ viết trong bản di chúc do bị đơn giao nộp cho Toà án).

(7) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của tổ chức được trưng cầu giám định hoặc họ, tên và địa chỉ của người được trưng cầu giám định.

(8) Ghi cụ thể những vấn đề cần giám định và các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định.

(9) Ghi tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, số lượng cụ thể, ký hiệu (nếu có).

(10) Ghi thời hạn tổ chức giám định tư pháp hoặc giám định viên được trưng cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Toà án.

Mẫu số 07-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………..,ngày….. tháng …… năm………

ĐƠN YÊU CẦU

TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Kính gửi: Tòa án nhân dân(1) ………………………………………

Họ tên người yêu cầu:

1)(2)…………………………………địa chỉ (3)……………………………

Là: (4)……………………………trong vụ việc(5)…………………………

………………………………………………………………………………

2)…………………………………địa chỉ…………………………………..

Là…………………………………trong vụ việc…………………………..

……………………………………………………………………(nếu có)

Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (6)

……………………………………………………………………………… …………………………………….………………………………………

NGƯỜI YÊU CẦU (7)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định định giá; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc và từng loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết (ví dụ: số 50/2017/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) theo đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án đang giải quyết vụ việc.

(6) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá.

(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của tùng người yêu cầu; nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi rõ họ, tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Mẫu số 08-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN………. (1)

Số: …../…./QĐ-ĐG (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày……….tháng……….. năm……

QUYẾT ĐỊNH

ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÀ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ

TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………………………………….

Căn cứ vào Điều 97, Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự;

(3)………………………………………………………..

……………….. trong vụ án (4)

Căn cứ vào văn bản cử thành viên tham gia Hội đồng định giá của

Xét thấy:(5)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Tiến hành định giá tài sản đang tranh chấp, gồm:(6)

2. Thành lập Hội đồng định giá tài sản đang tranh chấp gồm có:

1) Ông (Bà) ………………………………….. chức vụ………………………………. công tác tại……………………………………………………………….là Chủ tịch Hội đồng.

2) Ông (Bà) …………………………………chức vụ ……………………………….. công tác tại …………………………………………………………….là thành viên Hội đồng.

3) Ông (Bà) …………………………………… chức vụ ……………………………. công tác tại ……………………………………………………………..là thành viên Hội đồng.

4) Ông (Bà) …………………………………… chức vụ ……………………………. công tác tại …………………………………………………………….là thành viên Hội đồng.

5) Ông (Bà) …………………………………… chức vụ ……………………………. công tác tại …………………………………………………………….là thành viên Hội đồng.

3. Hội đồng định giá có nhiệm vụ xem xét quyết định về giá đối với tài sản đang tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ định giá và đưa ra kết quả định giá.

4. Việc định giá được bắt đầu tiến hành vào hồi…….. giờ…………… phút, ngày ……… tháng ……….năm……….tại(7)

Nơi nhận:

– Thành viên của Hội đồng định giá;

– Đương sự;

– Lưu hồ sơ vụ án.

ThẨm phÁn

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 08-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định trưng cầu giám định; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-ĐG).

(3) Tùy từng trường hợp mà ghi nội dung tương ứng với từng điểm của khoản 3 Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự; ví dụ: Trường hợp căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Sau khi xem xét đơn yêu cầu định giá tài sản đang tranh chấp của ông Nguyễn Văn A là nguyên đơn”.

(4) Ghi quan hệ tranh chấp về vụ việc mà Tòa án đang giải quyết.

(5) Ghi cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá, ghi rõ tài sản còn mới hay đã qua sử dụng, thời điểm và địa điểm cần định giá, các đặc điểm khác của tài sản có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản.

(6) Ghi rõ cơ quan cử người tham gia Hội đồng định giá.

(7) Ghi cụ thể địa điểm tiến hành định giá tài sản.

Mẫu số 09-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN……. (1)

Số: …../…./QĐTĐ (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày ….. tháng …… năm…..

QUYẾT ĐỊNH

THAY ĐỔI THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ

TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………………………………….

Căn cứ vào Điều 48, Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự(3);

Sau khi xem xét yêu cầu về việc thay đổi thành viên Hội đồng định giá…..(4)được thành lập tại Quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản số…/…/QĐ-ĐG ngày ……tháng ..….năm …….của Toà án nhân dân

của(5)

Là: ………………………………… trong vụ việc:

Xét thấy yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định giá là có căn cứ, cần thiết để bảo đảm tính khách quan, vô tư trong việc giải quyết vụ việc.

QUYẾT ĐỊNH

1. Thay đổi thành viên Hội đồng định giá là Ông (bà)(6)…………… thay thế Ông (bà)………………………quy định tại khoản …… Điều 2 Quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản số……/…../QĐ-ĐG ngày……….tháng………năm……… của Tòa án nhân dân

2. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và thay thế khoản….. Điều 2 Quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản số …./…./QĐ-ĐG ngày ……tháng …..năm ……của Tòa án nhân dân ……………

Nơi nhận:

– Thành viên của Hội đồng định giá;

– Đương sự;

– Lưu hồ sơ vụ án.

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 09-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định thay đổi thành viên Hội đồng định giá tài sản; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm quyết định (ví dụ: Số:01/2017/QĐTT).

(3) Trường hợp việc thay đổi thành viên Hội đồng định giá do cơ quan tài chính và cơ quan chuyên môn cử người khác thay thế người đã được cử mà không tham gia Hội đồng định giá không có lý do chính đáng, thì phần căn cứ chỉ ghi: “Căn cứ vào Điều 48, Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự; Căn cứ Công văn cử người của Cơ quan tài chính và cơ quan chuyên môn”.

(4) Yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định giá tài sản được thể hiện bằng đơn yêu cầu hoặc trực tiếp đến Toà án yêu cầu.

(5) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của các bên yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định giá tài sản và tư cách tố tụng của các bên.

(6) Ghi đầy đủ tên và chức vụ, đơn vị công tác của người được thay thế theo Công văn cử người thay thế.

Mẫu số 10-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Hồi……giờ……..phút, ngày………..tháng………năm……,

tại (1)

Hội đồng định giá theo Quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản số…..ngày…….tháng…….năm……của Tòa án nhân dân………., gồm có:

1) Ông (Bà) ………………………………… chức vụ

công tác tại ………………………………………………………. là Chủ tịch Hội đồng.

2) Ông (Bà) ……………………………….. chức vụ

công tác tại ……………………………………………………..là thành viên Hội đồng.

3) Ông (Bà) ………………………………..chức vụ

công tác tại ………………………………………………..là thành viên Hội đồng.

4) Ông (Bà) ………………………………….chức vụ

công tác tại ……………………………………………………..là thành viên Hội đồng.

5) Ông (Bà) …………………………………..chức vụ

công tác tại ……………………………………………………. là thành viên Hội đồng.

Tiến hành định giá tài sản có liên quan trong vụ việc về (2)

Đọc thêm: Văn bản từ chối tài sản

giữa:

Nguyên đơn:………………………………………………………(có mặt)

Bị đơn:…………………………………………………………….(có mặt)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:…………………………..(có mặt)

Chứng kiến việc định giá: Đại diện Ủy ban nhân dân………………………… ông (bà)……………………………………..chức vụ……………………………….(nếu có)

Thư ký ghi biên bản: Ông (bà)…………………………..-Thư ký Tòa án

Tài sản định giá:(3)

Ý kiến của các thành viên của Hội đồng định giá tài sản:(4)

………………………………………………………………………………

Ý kiến của các đương sự trong vụ việc dân sự:(5)

Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá tài sản về giá trị của tài sản:

Những lưu ý khác (nếu có)…………………………………………………

Việc định giá tài sản kết thúc vào hồi …….. giờ……. phút cùng ngày. Biên bản định giá đã được đọc lại cho tất cả những người có mặt cùng nghe.

THƯ KÝ GHI BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

ĐƯƠNG SỰ

(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 10-DS:

(1) Ghi địa điểm nơi tiến hành định giá tài sản.

(2) Ghi loại tranh chấp của vụ việc có tài sản tiến hành định giá (ví dụ: tranh chấp quyền sử dụng đất).

(3) Ghi theo thứ tự từng loại, từng phần tài sản được định giá, giá trị của tài sản được định giá, ghi rõ tài sản còn mới hay đã qua sử dụng, thời điểm và địa điểm cần định giá, các đặc điểm khác của tài sản có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản.

(4) Ghi rõ các ý kiến khác nhau về giá trị của từng loại, từng phần tài sản được định giá.

(5) Ghi rõ ý kiến của từng đương sự.

Mẫu số 11-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày ….. tháng …… năm………..

BIÊN BẢN

KHÔNG TIẾN HÀNH ĐỊNH GIÁ ĐƯỢC TÀI SẢN

Hồi………giờ……….phút, ngày……..tháng…….. năm………, tại(1)

Hội đồng định giá theo Quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản số…..ngày…….tháng…….năm……, gồm có:

1) Ông (Bà) ………………………………… chức vụ

công tác tại ………………………………………………………. là Chủ tịch Hội đồng.

2) Ông (Bà) ……………………………….. chức vụ

công tác tại ……………………………………………………..là thành viên Hội đồng.

3) Ông (Bà) ………………………………..chức vụ

công tác tại ………………………………………………..là thành viên Hội đồng.

4) Ông (Bà) ………………………………….chức vụ

công tác tại ……………………………………………………..là thành viên Hội đồng.

5) Ông (Bà) …………………………………..chức vụ

công tác tại ……………………………………………………. là thành viên Hội đồng.

Tiến hành định giá tài sản đang tranh chấp trong vụ án về (2)

Đọc thêm: Văn bản từ chối tài sản

giữa:

Nguyên đơn:

Địa chỉ:

Bị đơn:

Địa chỉ:

Người có quyền, nghĩa vụ liên quan:

Địa chỉ:

Đại diện Ủy ban nhân dân ……………….ông (bà)……………………………. chức vụ

Thư ký ghi biên bản: Ông (bà)…………………………..-Thư ký Tòa án

Hội đồng định giá đã không tiến hành định giá được các tài sản sau đây:(3)

Lý do việc không tiến hành định giá được tài sản:(4)

Ý kiến của các thành viên của Hội đồng định giá tài sản:

Ý kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân xã nơi có tài sản định giá:

Biên bản lập xong vào hồi …….. giờ……. phút cùng ngày và đã đọc lại cho tất cả những người có mặt cùng nghe.

THƯ KÝ GHI BIÊN BẢN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

ĐƯƠNG SỰ

(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

((Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 11-DS:

(1) Ghi địa điểm nơi tiến hành định giá tài sản.

(2) Ghi loại tranh chấp của vụ việc có tài sản tiến hành định giá (ví dụ: tranh chấp quyền sử dụng đất).

(3) Ghi cụ thể từng loại tài sản cần được định giá.

(4) Ghi cụ thể về các hành vi cản trở việc tiến hành định giá tài sản.

Mẫu số 12-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN………..(1)

Số:……/……/QĐ-CCTLCC (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày…… tháng …… năm ……

QUYẾT ĐỊNH

YÊU CẦU CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………………………………………..

Căn cứ vào Điều 97 và Điều 106 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số ../…/ TLST-…ngày….tháng….năm…

Về: (3)

Xét:(4)

Đối với:(5)

là người (hoặc cơ quan, tổ chức) đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó;

QUYẾT ĐỊNH:

1. Yêu cầu:(6)

cung cấp cho Toà án tài liệu, chứng cứ:(7)

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, yêu cầu (8)…………………………. cung cấp cho Toà án tài liệu, chứng cứ nêu trên.

Trong trường hợp không cung cấp được tài liệu, chứng cứ thì phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết, trong đó ghi rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Nơi nhận:

– Đương sự;

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ;

– Lưu hồ sơ vụ án.

ThẨm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 12-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số:02/2017/QĐ-CCTLCC).

(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Toà án đang giải quyết.

(4) Tùy trường hợp cụ thể mà ghi yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án thấy cần thiết. Trường hợp theo yêu cầu của đương sự thì ghi rõ tên, địa chỉ, tư cách đương sự của người có đơn yêu cầu (ví dụ: Xét đơn yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của ông Nguyễn Văn A – nguyên đơn trong vụ án, cư trú tại 261 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).

(5) Ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức mà Toà án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ.

(6) và (8) Chỉ cần ghi họ tên của cá nhân hoặc tên của cơ quan, tổ chức mà Toà án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ.

(7) Ghi cụ thể tài liệu, chứng cứ mà Toà án yêu cầu cung cấp.

Mẫu số 13-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN ÁN NHÂN DÂN….(1)

Số:……/……/QĐ-UTTA (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày…… tháng …… năm ……

QUYẾT ĐỊNH

UỶ THÁC THU THẬP CHỨNG CỨ

TÒA ÁN NHÂN DÂN……………………………………………………………….

Căn cứ vào Điều 97 và Điều 105 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số …./…/ TLST-…ngày….tháng….năm…

Về:(3) …………………………………………………………………, giữa: Nguyên đơn:(4)

Bị đơn:(5)

Xét thấy việc uỷ thác thu thập chứng cứ là cần thiết cho việc giải quyết vụ án,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Uỷ thác cho (6)…………………………tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ:(7)

2. Yêu cầu(8)…………………….…………… thực hiện công việc được uỷ thác nêu trên trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định này và thông báo kết quả bằng văn bản kèm theo các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được cho Toà án(9)

Trong trường hợp không thực hiện được việc uỷ thác, thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc uỷ thác cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác biết.

Nơi nhận:

– Tòa án nhân dân hoặc cơ quan

có thẩm quyền được ủy thác;

– Lưu hồ sơ vụ án.

ThẨm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 13-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số:02/2017/QĐ-UTTA).

(3) Ghi quan hệ tranh chấp Toà án đang giải quyết.

(4) Ghi tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của nguyên đơn trong vụ án.

(5) Ghi tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn trong vụ án.

(6) và (8) Ghi tên Toà án nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền khác được uỷ thác thu thập chứng cứ như hướng dẫn tại mục (1) hướng dẫn sử dụng Mẫu này.

(7) Ghi cụ thể biện pháp thu thập chứng cứ và những công việc cụ thể uỷ thác để thu thập chứng cứ.

(9) Ghi tên Tòa án ra quyết định ủy thác.

Mẫu số 14-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN……..(1)

Số:……/TB-TA (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày…… tháng …… năm ……

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC THU THẬP ĐƯỢC TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………………………………………

Căn cứ vào khoản 5 Điều 97 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số …../…/ TLST-…ngày….tháng….năm…

Về(3)…………………………………………………………………………………..giữa Nguyên đơn: (4)

Bị đơn:(5)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(6)

THÔNG BÁO:

1. Tòa án nhân dân………………….đã thu thập được tài liệu, chứng cứ(7)

2. Thông báo cho:(8)

biết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Nơi nhận:

– Đương sự;

– Lưu hồ sơ vụ án.

ThẨm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 14-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra thông báo; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô trống ghi số thông báo (ví dụ: Số: 01/TB-TA).

(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Toà án đang giải quyết.

(4), (5) và (6) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của từng đương sự.

(7) Ghi đầy đủ tên tài liệu, chứng cứ Tòa án đã thu thập được.

(8) Ghi họ tên các đương sự.

Mẫu số 15-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)

__________________

Số:…./……/QĐ-BPBĐ(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……… năm………

QUYẾT ĐỊNH BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Căn cứ vào Điều 136 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời(3)

……………………………………của(4) ;

địa chỉ(5):

là(6)…………………………………………… trong vụ án(7)

đối với(8)………………………………………; địa chỉ(9):

là(10)………………………………………. trong vụ án nói trên;

Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Xét thấy để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Buộc(11)………………………………………………………………………………….. phải gửi tài sản bảo đảm (tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá) có giá trị là(12):

vào tài khoản phong tỏa……………tại Ngân hàng…………………………… địa chỉ: ……………………………………….(13)

2. Thời hạn thực hiện việc gửi tài sản bảo đảm là(14)…………. ngày, kể từ ngày…….. tháng…….. năm……..

3. Ngân hàng(15)……………………………………. có trách nhiệm nhận vào tài khoản phong toả của mình và quản lý theo quy định của pháp luật cho đến khi có quyết định khác của Tòa án xử lý tài sản bảo đảm này.

Nơi nhận:

– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Ngân hàng………………………………….;

– Lưu hồ sơ vụ án.

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 15-DS

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPBĐ).

(3) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu (ví dụ: “kê biên tài sản đang tranh chấp” hoặc “phong tỏa tài khoản tại ngân hàng”).

(4) và (5) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(6) và (7) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(8) và (9) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(10) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chú ý: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự thì không ghi các mục (6), (7) và (10).

(11) Ghi đầy đủ tên của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(12) Ghi giá trị được tạm tính.

(13) Ghi số tài khoản, chủ tài khoản phong tỏa, tên và địa chỉ của Ngân hàng nơi người phải thực hiện biện pháp bảo đảm gửi tài sản bảo đảm.

(14) Tùy từng trường hợp mà ghi thời hạn thực hiện việc gửi tài sản bảo đảm: a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự, nếu trong giai đoạn từ khi thụ lý vụ án cho đến trước khi mở phiên toà, thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm là hai ngày làm việc, kể từ thời điểm Toà án ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó có thể dài hơn, nhưng trong mọi trường hợp phải được thực hiện trước ngày Toà án mở phiên toà. Nếu tại phiên toà thì việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng phải xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào Phòng nghị án để nghị án. b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu và được Toà án chấp nhận.

(15) Ghi đầy đủ tên của Ngân hàng.

Mẫu số 16-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)

Số:…./……/QĐ-BPBĐ(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……. năm…..

QUYẾT ĐỊNH BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Với Hội đồng xét xử sơ (phúc) thẩm gồm có:(3)

Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: Ông (Bà)

(Các) Thẩm phán: Ông (Bà)

Các Hội thẩm nhân dân:

1. Ông (Bà)

2. Ông (Bà).

3. Ông (Bà)

Căn cứ vào Điều 136 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời(4)

của(5)……………………………………….; địa chỉ(6):

là(7)……………………………………….. trong vụ án(8)

đối với(9)……………………………………..; địa chỉ(10):

là(11)…………………………………………. trong vụ án nói trên;

Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Xét thấy để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Buộc(12)

phải gửi tài sản bảo đảm (tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá) có giá trị là(13):

Vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng(14)……………………………………………. địa chỉ(15):

2. Thời hạn thực hiện việc gửi tài sản bảo đảm là………… ngày, kể từ ngày …….. tháng…….. năm……..

3. Ngân hàng(16)……………………………………. có trách nhiệm nhận vào tài khoản phong toả của mình và quản lý theo quy định của pháp luật cho đến khi có quyết định khác của Tòa án xử lý tài sản bảo đảm này.

Nơi nhận:

– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

– Ngân hàng………………………………(17);

– Lưu hồ sơ vụ án.

Tham khảo thêm: Mẫu đơn con xin ở với mẹ

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 16-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPBĐ).

(3) Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì chỉ ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, bỏ dòng “Thẩm phán”; đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, họ tên Thẩm phán, họ tên ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân. Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử phúc thẩm thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, họ tên hai Thẩm phán, bỏ dòng “Các Hội thẩm nhân dân”.

(4) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu (ví dụ: “kê biên tài sản đang tranh chấp” hoặc “phong toả tài khoản tại ngân hàng”).

(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(7) và (8) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Toà án đang giải quyết.

(9) và (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(11) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(12) Ghi đầy đủ tên của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(13) Ghi giá trị được tạm tính.

(14) và (15) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của Ngân hàng, nơi người phải thực hiện biện pháp bảo đảm gửi tài sản bảo đảm.

(16) và (17) Ghi đầy đủ tên của Ngân hàng.

Mẫu số 17-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN(1)….

Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……. năm…..

QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Căn cứ vào khoản(3)………. Điều 111 và khoản 1 Điều 112 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời….(4) của(5)………………………………………; địa chỉ(6):

………………………là(7)……………………………………………………….. trong vụ án(8)

đối với(9)………………………………………………; địa chỉ(10):

là(11)………………………………………. trong vụ án nói trên;

Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Xét thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời(12)

là cần thiết(13)

QUYẾT ĐỊNH

1. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ……….quy định tại Điều(14) của Bộ luật tố tụng dân sự;(15)

2. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải cấp hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật tố tụng dân sự và lưu hồ sơ vụ án).

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

– Nếu áp dụng bổ sung thì sau hai chữ “áp dụng” ghi thêm hai chữ “bổ sung”.

– Nếu thuộc trường hợp Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng (áp dụng bổ sung) biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bỏ từ “sau khi xem xét đơn yêu cầu” cho đến “trong vụ án nói trên”.

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 17-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).

(3) Nếu trong quá trình giải quyết vụ án (thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự) thì ghi khoản 1; nếu cùng với việc nộp đơn khởi kiện (thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự) thì ghi khoản 2; nếu Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự) thì ghi khoản 3.

(4) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu (ví dụ: “buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm” hoặc “kê biên tài sản đang tranh chấp”).

(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(7) và (8) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(9) và (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(11) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chú ý: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự thì không ghi các mục (7), (8) và (11).

(12) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu.

(13) Ghi lý do tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự. Ví dụ: “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự” hoặc “để bảo vệ chứng cứ” hoặc “để bảo đảm việc thi hành án” (khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự); “do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra” (khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự).

(14) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).

(15) Ghi quyết định cụ thể của Tòa án (ví dụ 1: nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 116 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Buộc ông Nguyễn Văn A phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng số tiền là… đồng (hoặc đồng/tháng) cho bà Lê Thị B”; ví dụ 2: nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 124 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Phong toả tài khoản của Công ty TNHH Đại Dương tại Ngân hàng B, chi nhánh tại thành phố H. số tiền là… đồng”).

Mẫu số 18-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)

Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……. năm…..

QUYẾT ĐỊNH

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Với Hội đồng xét xử sơ (phúc) thẩm gồm có:(3)

Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: Ông (Bà)

(Các) Thẩm phán: Ông (Bà)

Các Hội thẩm nhân dân:

1. Ông (Bà)

2. Ông (Bà)

3. Ông (Bà)

Căn cứ khoản 2 Điều 112 và khoản…….(4) Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời(5)

của…………………………………………..(6); địa chỉ:(7)

Là………………………………………..(8) trong vụ án…………………………(9)

Đối với…………………………………….(10); địa chỉ:(11)

Là……………………………………….(12) trong vụ án nói trên;

Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Xét thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời(13) … là cần thiết(14)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời …………quy định tại Điều(15)

của Bộ luật tố tụng dân sự;…………………………………………………….(16)

2. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Nơi nhận:

– Ghi những nơi mà Toà án phải cấp hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật tố tụng dân sự;

– Lưu HS vụ án.

Tham khảo thêm: Mẫu đơn con xin ở với mẹ

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Thẩm phán – Chủ tọa phiên toà

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

– Nếu áp dụng bổ sung thì sau hai chữ “áp dụng” ghi thêm hai chữ “bổ sung”.

– Nếu thuộc trường hợp Toà án tự mình ra quyết định áp dụng (áp dụng bổ sung) biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì bỏ từ “sau khi xem xét đơn yêu cầu” cho đến “trong vụ án nói trên”.

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 18-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi: Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).

(3) Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì chỉ ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, bỏ dòng “Thẩm phán”; đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, họ tên Thẩm phán, họ tên ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân. Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử phúc thẩm thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, họ tên hai Thẩm phán, bỏ dòng “Các Hội thẩm nhân dân”.

(4) Nếu tại phiên toà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi khoản 1; nếu Hội đồng xét xử tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi khoản 3.

(5) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu (ví dụ: “buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm” hoặc “kê biên tài sản đang tranh chấp”.

(6) và (7) Ghi tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(8) và (9) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án mà Toà án đang giải quyết.

(10) và (11) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(12) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(13) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu.

(14) Ghi lý do tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 (trong mẫu là khoản 2) Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự [ví dụ: “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự” hoặc “để bảo vệ chứng cứ” hoặc “để bảo đảm việc thi hành án” (khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự); “do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra” (khoản 2 Điều 11 của Bộ luật tố tụng dân sự).

(15) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).

(16) Ghi quyết định cụ thể của Toà án (ví dụ 1: nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 116 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Buộc ông Nguyễn Văn A phải thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng số tiền là… đồng (hoặc đồng/tháng) cho bà Lê Thị B”; ví dụ 2: nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 124 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Phong toả tài khoản của Công ty TNHH Đại Dương tại Ngân hàng B, chi nhánh tại thành phố H. số tiền là… đồng”).

Mẫu số 19-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)

Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……. năm…..

QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 và Điều 137 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời(3) …………………………….. bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời(4)

của(5)……………………………………….; địa chỉ:(6)

là………………………………………..(7) trong vụ án(8)

đối với……………………………………..(9); địa chỉ(10):

là(11)………………………………………. trong vụ án nêu trên;

Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Xét thấy việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời(12) đó được áp dụng bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời(13)…………………………………… là cần thiết(14)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời ………….quy định tại Điều(15) của Bộ luật tố tụng dân sự đã được Toà……………………………… áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số……../……../QĐ-BPKCTT ngày…….. tháng…….. năm…….. bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời……………… quy định tại Điều(16)………. của Bộ luật tố tụng dân sự……………………….(17);

2. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và thay thế Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số……../……../QĐ-BPKCTT ngày…….. tháng…….. năm…….. của Toà án nhân dân …………………………………..

3. Quyết định này được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải cấp hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật tố tụng dân sự và lưu hồ sơ vụ án).

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 19-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).

(3) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đó được áp dụng (ví dụ: kê biên tài sản đang tranh chấp).

(4) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được đề nghị thay đổi (ví dụ: cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp).

(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(7) và (8) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(9) và (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(11) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chú ý: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự thì không ghi các mục (7), (8) và (11).

(12) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được áp dụng.

(13) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề nghị thay đổi.

(14) Ghi lý do tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự [ví dụ: “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự” hoặc “để bảo vệ chứng cứ” hoặc “để bảo đảm việc thi hành án” (khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự); “do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra” (khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự)].

(15) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).

(16) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề nghị thay đổi và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ.

(17) Ghi quyết định cụ thể của Tòa án (ví dụ 1: nếu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng dân sự bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 120 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “kê biên tài sản đang tranh chấp là…; giao tài sản này cho… quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án).

Mẫu số 20-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN …(1)

Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……. năm…..

QUYẾT ĐỊNH

THAY ĐỔI BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Với Hội đồng xét xử sơ (phúc) thẩm gồm có:(3)

Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: Ông (Bà)

(Các) Thẩm phán: Ông (Bà)

Các Hội thẩm nhân dân:

1. Ông (Bà)

2. Ông (Bà)

3. Ông (Bà)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 112 và Điều 137 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Sau khi xem xét đơn yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời(4)………………..bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời(5)

của(6)………………………………; địa chỉ:(7

Là(8)…………………………. trong vụ án(9)

Đối với(10)……………………; địa chỉ:(11)

Là……………………………………….(12) trong vụ án nói trên;

Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời;

Xét thấy việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời…………………………….(13) đã được áp dụng bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời……………………………………(14) là cần thiết…………………………………………………………………………………………….(15)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời………….. quy định tại Điều………………(16) của Bộ luật tố tụng dân sự đã được Toà………………………….. áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số……../……../QĐ-BPKCTT ngày…….. tháng…….. năm……..

Bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời………… quy định tại Điều……….(17) của Bộ luật tố tụng dân sự;…………………………………………………………………………..(18)

2. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và thay thế Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số……../……../QĐ-BPKCTT ngày…….. tháng…….. năm…….. của Toà án nhân dân

3. Quyết định này được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải cấp hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật tố tụng dân sự và lưu HS vụ án).

Tham khảo thêm: Mẫu đơn con xin ở với mẹ

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Thẩm phán – Chủ tọa phiên toà

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 20-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi: Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).

(3) Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì chỉ ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, bỏ dòng “Thẩm phán”; đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, họ tên Thẩm phán, họ tên ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân. Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử phúc thẩm thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, họ tên hai Thẩm phán, bỏ dòng “Các Hội thẩm nhân dân”.

(4) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng (ví dụ: kê biên tài sản đang tranh chấp).

(5) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được đề nghị thay đổi (ví dụ: cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp).

(6) và (7) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(8) và (9) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Toà án đang giải quyết.

(10) và (11) Ghi tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(12) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(13) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được áp dụng.

(14) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề nghị thay đổi.

(15) Ghi lý do tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự [ví dụ: “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự” hoặc “để bảo vệ chứng cứ” hoặc “để bảo đảm việc thi hành án” (khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự)].

(16) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).

(17) Biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề nghị thay đổi quy định tại điều luật nào thì ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ.

(18) Ghi quyết định cụ thể của Toà án (ví dụ 1: nếu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng dân sự bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 120 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “kê biên tài sản đang tranh chấp là…; giao tài sản này cho… quản lý cho đến khi có quyết định của Toà án).

Mẫu số 21-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)

Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……. năm…..

QUYẾT ĐỊNH

HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 và Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Xét thấy(3)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời……… quy định tại Điều(4) của Bộ luật tố tụng dân sự đã được Tòa án nhân dân ……………. áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số…../…../QĐ-BPKCTT ngày….. tháng….. năm……..trong vụ án(5)………………………………

2(6)

3. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay.

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải cấp hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật tố tụng dân sự, Ngân hàng nhận tài sản bảo đảm (nếu có) và lưu hồ sơ vụ án).

THẨM PHÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 21-DS:

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).

(3) Tòa án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp nào quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi theo quy định tại điểm đó (ví dụ: nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Xét thấy người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ”).

(4) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án hủy bỏ và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).

(5) Ghi quan hệ tranh chấp của vụ án mà Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(6) Tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định việc người đã thực hiện biện pháp bảo đảm được nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự.

Mẫu số 22-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)

Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…….. tháng……. năm…..

QUYẾT ĐỊNH

HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………

Với Hội đồng xét xử sơ (phúc) thẩm gồm có:(3)

Thẩm phán – Chủ tọa phiên toà: Ông (Bà)

(Các) Thẩm phán: Ông (Bà)

Các Hội thẩm nhân dân:

1. Ông (Bà)

2. Ông (Bà)

3. Ông (Bà)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 112 và Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Xét thấy(4)

QUYẾT ĐỊNH:

1. Huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ……..quy định tại Điều…..(5) của Bộ luật tố tụng dân sự đã được Toà………………………………. áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số……../……../QĐ-BPKCTT ngày…….. tháng…….. năm……..

2.(6)

3. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay.

Nơi nhận:

– Ghi những nơi mà Toà án phải cấp hoặc gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật tố tụng dân sự;

– Lưu hồ sơ vụ án.

Tham khảo thêm: Mẫu đơn con xin ở với mẹ

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Thẩm phán – Chủ tọa phiên toà

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 22-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi: Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).

(3) Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người thì chỉ ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, bỏ dòng “Thẩm phán”; đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, họ tên Thẩm phán, họ tên ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân. Nếu Hội đồng xét xử giải quyết đơn yêu cầu huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là Hội đồng xét xử phúc thẩm thì ghi họ tên Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà, họ tên hai Thẩm phán, bỏ dòng “Các Hội thẩm nhân dân”.

(4) Toà án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trường hợp nào quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi theo quy định tại điểm đó (ví dụ: nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “Xét thấy người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ”.

(5) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án hủy bỏ và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).

(6) Tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định việc người đã thực hiện biện pháp bảo đảm được nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự.

Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)

Địa chỉ: (4)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5)

Địa chỉ (6)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)

Địa chỉ: (8)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)

Địa chỉ: (10)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)

Người làm chứng (nếu có) (12)

Địa chỉ: (13)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1

2

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

Người khởi kiện (16)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 23-DS:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Mẫu số 24-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)

Số:…../GXN-TA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày…… tháng …… năm……

GIẤY XÁC NHẬN

ĐÃ NHẬN ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi:(2)

Địa chỉ: (3)

Nơi làm việc: (4)

Số điện thoại: …………..…….…; số fax:………………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………….………………… (nếu có)

Toà án nhân dân ………………………… đã nhận được đơn khởi kiện đề ngày ……. tháng ….. năm……….. của(5)

nộp trực tiếp (hoặc do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến) ngày……. tháng….. năm

Về việc yêu cầu Toà án giải quyết (ghi tóm tắt các yêu cầu trong đơn khởi kiện)

Toà án nhân dân…………………….………. sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Nơi nhận:

– Người khởi kiện;

– Lưu hồ sơ vụ án.

CHÁNH ÁN(6)

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 24-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân nhận đơn khởi kiện; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (3) và (4) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).

(5) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà;…); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).

(6) Trường hợp Chánh án phân công người có thẩm quyền ký thay, ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền thì người đó ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu Tòa án.

Mẫu số 25-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)

Số:…../TB-TA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày…… tháng …… năm……

THÔNG BÁO

CHUYỂN ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi:(2)

Địa chỉ: (3)

Nơi làm việc: (4)

Số điện thoại: …………………; số fax:………………………..(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………….…… (nếu có)

Toà án nhân dân ………………………… đã nhận được đơn khởi kiện đề ngày ……. tháng ….. năm……….. của (5)

nộp trực tiếp (hoặc do bưu điện chuyển đến hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án) ngày…. tháng….. năm

Về việc yêu cầu Toà án giải quyết (ghi tóm tắt các yêu cầu trong đơn khởi kiện)

Toà án nhân dân…………………………………… đã tiến hành xem xét đơn khởi kiện của ………………(6) và nhận thấy việc giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân(7)

Tòa án nhân dân ……………………đã chuyển đơn khởi kiện của(8)……… đến Tòa án nhân dân(9)………………………….để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Nơi nhận:

– Người khởi kiện;

– Lưu tại Tòa án.

ThẨm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 25-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân nhận đơn khởi kiện; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (3) và (4) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).

(5), (6) và (8) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà;…); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).

(7) và (9) Ghi tên Toà án nhân dân mà đơn khởi kiện được chuyển đến.

Mẫu số 26-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)

Số:…../TB-TA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày…… tháng …… năm……

THÔNG BÁO

YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi:(2)

Địa chỉ: (3)

Nơi làm việc: (4)

Số điện thoại: ………….…………; số fax:……………………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………….…… (nếu có)

Tòa án nhân dân ………………………… đã nhận được đơn khởi kiện đề ngày ……. tháng ….. năm……….. của(5)

nộp trực tiếp (hoặc do bưu điện chuyển đến hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án) ngày…. tháng….. năm

Về việc yêu cầu Toà án giải quyết (ghi tóm tắt các yêu cầu trong đơn khởi kiện)

Tòa án nhân dân…………………………………… đã tiến hành xem xét đơn khởi kiện và nhận thấy đơn khởi kiện của(6) ……………………………………….. chưa đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự

Căn cứ khoản 4 Điều 189, điểm a khoản 3 Điều 191 và Điều 193 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân ……… yêu cầu(7)……………………….. sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, cụ thể:(8)

Trong thời hạn(9) ……….. ngày, kể từ ngày nhận được thông báo này, nếu(10)……………………………. không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì Tòa án nhân dân sẽ trả lại ………………….(11) đơn khởi kiện.

Nơi nhận:

– Người khởi kiện;

– Lưu hồ sơ vụ án.

ThẨm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 26-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân nhận đơn khởi kiện; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).

(5), (6), (7), (10) và (11) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà;…); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).

(8) Ghi nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

(9) Ghi thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng.

Mẫu số 27-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN……. (1)

Số:…../TB-TA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày…… tháng …… năm……

THÔNG BÁO

TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi:(2)…………………………………………….……….…………..

Địa chỉ:(3)

Nơi làm việc:(4)

Số điện thoại:……………………; số fax:………………………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………..………………..……… (nếu có).

Sau khi xem xét đơn khởi kiện của: (5)…………………… và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) về việc yêu cầu Toà án giải quyết (ghi tóm tắt các yêu cầu trong đơn khởi kiện)

Xét thấy đơn khởi kiện thuộc trường hợp (6)

Căn cứ vào (7)…………..…. khoản 1 Điều 192 (hoặc khoản 2 Điều 193) và Khoản 1 Điều 194 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Tòa án nhân dân………………………. trả lại đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) và thông báo cho người khởi kiện được biết.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Toà án nhân dân……………… về việc trả lại đơn khởi kiện.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

– Lưu tại Tòa án.

ThẨm phán

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 27-DS:

(1) Ghi tên Tòa án ra thông báo trả lại đơn khởi kiện; nếu Toà án ra thông báo trả lại đơn khởi kiện là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2), (3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).

(5) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).

(6) Khi thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 1 Điều 192 hay khoản 2 Điều 193 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện theo trường hợp đó.

(7) Trả lại đơn khởi kiện thuộc trường hợp nào thì căn cứ vào điểm, khoản, điều luật cụ thể đó.

Mẫu số 28-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Xem thêm: Mẫu văn bản tố tụng dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN…..(1)

Số: …../…../QĐGQ……….(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày….. tháng ….. năm ……..

QUYẾT ĐỊNH

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ(3)

VỀ VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN

Căn cứ vào ….……………………….(4) của Bộ luật tố tụng dân sự;

Tham khảo thêm: Mẫu sổ công văn đi đến mới nhất

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !