logo-dich-vu-luattq

Văn bản từ chối tài sản

Khước từ tài sản chung vợ chồng khi ly hôn là cách gọi thông thường khi một bên vợ/chồng muốn từ chối nhận phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình cho bên còn lại khi hai bên quyết định ly hôn.

Vậy Làm giấy từ chối tài sản ở đâu? Thủ tục công chứng từ chối tài sản? Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung vợ chồng ra sao? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Xem thêm: Văn bản từ chối tài sản

Văn bản từ chối tài sản chung vợ chồng là gì?

Văn bản từ chối tài sản chung vợ chồng là văn bản được ký kết dựa trên sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Nội dung của văn bản thể hiện việc một bên vợ/chồng từ chối, không nhận tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.

Văn bản này được ký kết giữa hai bên vợ chồng trên cơ sở tự nguyện. Đơn khước từ tài sản chung vợ chồng được thể hiện dưới dạng văn bản. Đối với những loại tài sản cần phải công chứng chứng thực thì đơn từ chối những tài sản đó cũng phải được công chứng chứng thực mới có giá trị pháp lý trên thực tế.

Làm giấy từ chối tài sản ở đâu?

– UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015).

Đồng thời, khoản 5 Điều này quy định, việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực chữ ký không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

– Văn phòng công chứng, phòng công chứng có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận tài sản chung vợ chồng.

Thủ tục công chứng từ chối tài sản

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người yêu cầu sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản;

Trường hợp thừa kế theo di chúc thì xuất trình bản sao di chúc;

Đọc thêm: Cách viết đơn xin làm lại giấy tờ xe

Trường hợp thừa kế theo pháp luật thì xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người yêu cầu và người để lại di sản;

Phiếu yêu cầu công chứng: có liệt kê các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nộp, nội dung công chứng từ chối nhận di sản, danh mục giấy tờ có liên quan,…;

Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu của người yêu cầu;

Các giấy tờ khác có liên quan như giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã qua đời.

Bước 2: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ

Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, hợp lệ thì sẽ được thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Trường hợp không hợp lệ thì hồ sơ có thể được yêu cầu bổ sung. Trường hợp hồ sơ bị từ chối thụ lý thì được nêu rõ lý do.

Bước 3: Hướng dẫn các quy định có liên quan

Sau khi hồ sơ được thụ lý, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu một số thông tin về quy định của thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Đồng thời, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc nếu có.

Trường hợp Công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay có các dấu hiệu không đáp ứng điều kiện công chứng thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định,… Nếu không tuân thủ thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 4: Kiểm tra dự thảo văn bản từ chối nhận di sản

Tìm hiểu thêm: Mẫu biên bản đại hội chi bộ mới nhất 2022

Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản từ chối nhận di sản có đảm bảo phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật, đạo đức hay không và nếu chưa phù hợp thì yêu cầu điều chỉnh.

Bước 5: Ký và xuất trình bản chính giấy tờ

Ở bước này, người yêu cầu sẽ đọc lại dự thảo. Nếu đồng ý thì tiến hành ký xác nhận. Đồng thời xuất trình bản chính các giấy tờ cho Công chứng viên.

Sau khi đã đối chiếu thì Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của văn bản. Đồng thời chuyển bộ phận thu phí công chứng.

Cuối cùng, hồ sơ về công chứng văn bản từ chối nhận di sản sẽ được hoàn thành và trả kết quả cho người yêu cầu.

Chi phí thực hiện thủ tục công chứng từ chối tài sản

Căn cứ quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC, chi phí công chứng văn bản từ chối nhận di sản có thể phát sinh bao gồm:

Phí công chứng văn bản từ chối nhận di sản: 20 nghìn đồng/trường hợp;

Thù lao công chứng (nếu có): là khoản tiền phải trả khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng;

Chi phí khác phát sinh (nếu có).

Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung vợ chồng

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung vợ chồng để Khách hàng có thể tham khảo và sử dụng:

TẢI MẪU VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung vợ chồng cùng một số nội dung khác có liên quan. Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc khác, vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin ra khỏi ngành công an

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !