logo-dich-vu-luattq

Mẫu giấy vận tải, mẫu giấy vận chuyển hàng hoá mới nhất năm 2022

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu giấy vận tải, mẫu giấy vận chuyển hàng hoá mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải hay còn được gọi là giấy vận chuyển hàng hoá và các giấy tờ có liên quan khác. Cơ quan nhà nước sẽ thực hiện chức năng quản lý lĩnh vực giao thông vận tải thông qua việc kiểm tra các giấy tờ có liên quan. Các thông tin được ghi trong Giấy vận tải và các giấy tờ khác sẽ là căn cứ để cơ quan hành chính kiểm tra tính chính xác của khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển hay không?

Xem thêm: Mẫu giấy vận tải 2019

giay-van-tai-va-giay-phep-kinh-doanh-van-tai-co-khac-nhau-khong

Luật sư tư vấn lập giấy vận tải hàng hoá khi vận tải hàng hoá: 1900.6568

Trong bài viết này, Luật Dương Gia xin được cung cấp thêm cho các bạn mẫu giấy vận tải, mẫu giấy vận chuyển hàng hóa và cách viết giấy vận tải chuẩn nhất.

1. Mẫu giấy vận tải hàng hoá

Tải về giấy vận tải

GIẤY VẬN TẢI

Số: ……. Có giá trị đến…..

Biển kiểm soát xe:……

1. Thông tin về đơn vị kinh doanh 2. Thông tin về người lái xe Đơn vị vận tải: Họ tên lái xe: Địa chỉ: Giấy phép lái xe số: Số điện thoại liên hệ: Số điện thoại liên hệ: 3. Thông tin về người thuê vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa kê khai) 4. Thông tin về hợp đồng vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải) Tên người thuê vận chuyển: Số hợp đồng: Địa chỉ: Ngày… tháng… năm…… 5. Thông tin về chuyến đi 6. Thông tin về hàng hóa Tuyến vận chuyển: Tên hàng hóa: Điểm xếp hàng: Khối lượng hàng hóa: Điểm giao hàng: Thông tin khác: Thời gian vận chuyển dự kiến:………. Bắt đầu từ:………(giờ) đến………..(giờ) Tổng số km dự kiến: 7. Thông tin về rơ moóc, sơ mi rơ moóc Biển số rơ moóc, sơ mi rơ moóc 8. Phần dành cho người xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống xe ghi Thông tin về xếp hàng lên xe

– Xếp lần 1: Địa điểm:………………………

Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục làm sổ đỏ

Khối lượng hàng:………….. thời gian:…

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

– Xếp lần 2: Địa điểm:………………………

Khối lượng hàng:………….. thời gian:……

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

Thông tin về dỡ hàng xuống xe

– Dỡ lần 1: Địa điểm:……………………….

Khối lượng hàng:……… thời gian:………..

Xác nhận của người dỡ hàng: ……………..

– Dỡ lần 2: Địa điểm:……………………….

Khối lượng hàng:……… thời gian:………

Xác nhận của người dỡ hàng: ……………

…., ngày… tháng… năm…… Đơn vị vận tải (ký tên, đóng dấu (nếu có))

Xem thêm: Giấy vận tải là gì? Quy định về giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa

Ghi chú: Tùy theo yêu cầu quản lý, Đơn vị vận tải có thể bổ sung các thông tin khác ngoài các thông tin đã nêu trên.

2. Mẫu giấy vận chuyển hàng hoá

Tải về giấy vận chuyển hàng hoá

GIẤY VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

Số: ……. Có giá trị đến…..

Biển kiểm soát xe:……

1. Thông tin về đơn vị kinh doanh 2. Thông tin về người lái xe Đơn vị vận tải: Họ tên lái xe: Địa chỉ: Giấy phép lái xe số: Số điện thoại liên hệ: Số điện thoại liên hệ: 3. Thông tin về người thuê vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa kê khai) 4. Thông tin về hợp đồng vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải) Tên người thuê vận chuyển: Số hợp đồng: Địa chỉ: Ngày… tháng… năm…… 5. Thông tin về chuyến đi 6. Thông tin về hàng hóa Tuyến vận chuyển: Tên hàng hóa: Điểm xếp hàng: Khối lượng hàng hóa: Điểm giao hàng: Thông tin khác: Thời gian vận chuyển dự kiến:………. Bắt đầu từ:………(giờ) đến………..(giờ) Tổng số km dự kiến: 7. Thông tin về rơ moóc, sơ mi rơ moóc Biển số rơ moóc, sơ mi rơ moóc 8. Phần dành cho người xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống xe ghi Thông tin về xếp hàng lên xe

– Xếp lần 1: Địa điểm:………………………

Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục làm sổ đỏ

Khối lượng hàng:………….. thời gian:…

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

– Xếp lần 2: Địa điểm:………………………

Khối lượng hàng:………….. thời gian:……

Xác nhận của người xếp hàng: ……………

Thông tin về dỡ hàng xuống xe

– Dỡ lần 1: Địa điểm:……………………….

Khối lượng hàng:……… thời gian:………..

Xác nhận của người dỡ hàng: ……………..

– Dỡ lần 2: Địa điểm:……………………….

Khối lượng hàng:……… thời gian:………

Xác nhận của người dỡ hàng: ……………

…., ngày… tháng… năm…… Đơn vị vận tải (ký tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú: Tùy theo yêu cầu quản lý, Đơn vị vận tải có thể bổ sung các thông tin khác ngoài các thông tin đã nêu trên.

3. Cách viết giấy vận tải chuẩn nhất

– Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.

Xem thêm: Xử phạt hành chính hành vi vi phạm không có giấy vận tải

– Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.

– Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải.

Lưu ý: Giấy vận tải luôn mang theo trong quá trình vận tải, bởi đây là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có ngoài bằng lái xe, giấy phép vận tải, hóa đơn chứng từ vận tải, đăng kiểm, phù hiệu,… Bởi nếu không mang theo giấy vận tải tài xế và Công ty – đơn vị vận tải sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

4. Không có giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa có vi phạm không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật Sư. Cho em hỏi , em có một chiếc xe vận tải không tham gia kinh doanh vận tải, nhưng khi em vận chuyển hàng em mua về nhà sử dụng thì cảnh sát giao thông hỏi giấy phép vạn tải. trong khi đó xe là vợ em đứng tên còn người lái xe trực tiếp là em, em bị phạt 900.000 như vậy có đúng không? Em chân thành cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT thì hoạt động liên quan vận tải bằng xe ô tô bao gồm cả các hoạt động có tính chất thương mại hoặc không có tính chất thương mại. Khoản 2 Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định giấy vận tải là văn bản có tác dụng thể hiện các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô. Việc sử dụng giấy vận tải nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý trật tự hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của các cơ quan nhà nước. Dựa vào các thông tin trong giấy vận tải, cơ quan quản lý hành chính có thể tiến hành việc kiểm tra hành chính, kiểm tra trọng lượng hàng hóa được vận chuyển có phù hợp với khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển hay không. Cụ thể:

– Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.

Xem thêm: So sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics

– Đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe giấy vận tải, để họ mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Trong trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.

– Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.

Bên cạnh đó, theo khoản 6, khoản 7 Điều 53 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT thì lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật khi vận chuyển hàng hóa.

Như vậy, từ các quy định trên khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện. Do đó, trong trường hợp này, bạn có một chiếc xe tải và bạn vận chuyển hàng mà bạn mua về nhà sử dụng thì khi bạn vận chuyển hàng hóa trên đường thì bạn phải có giấy vận tải. Trường hợp nếu bạn kinh doanh vận tải nhưng không có giấy vận tải khi lưu thông trên đường thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình

Và theo điểm đ, khoản 2, Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải theo quy định, trừ xe taxi tải. Tuy nhiên, trường hợp này của bạn không thuộc hoạt động kinh doanh vận tải, mà nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu gia đình, cá nhân thì không thuộc trường hợp xử phạt theo quy định nêu trên.

5. Giấy vận tải và giấy phép kinh doanh vận tải có khác nhau không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin xác nhận thu nhập

xin hỏi luật sư vấn đề này: Em từng bị thổi phạt vì không có giấy vận tải vậy xin luật sư tư vấn dùm em giấy vận tải là giấy gì? Có phải giấy phép kinh doanh vận tải không? xin cảm ơn luật sư?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Xử phạt người điều khiển xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm

Giấy vận tải và giấy phép kinh doanh vận tải là khác nhau. Giấy vận tải được quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.

Giấy vận tải là văn bản có tác dụng thể hiện các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô. Theo khoản 6, khoản 7 Điều 53 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo một trong những giấy tờ là giấy vận tải

Như vậy, theo quy định trên khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiên. Việc sử dụng giấy vận tải nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý trật tự hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của các cơ quan nhà nước. Dựa vào các thông tin trong giấy vận tải, cơ quan quản lý hành chính có thể tiến hành việc kiểm tra hành chính, kiểm tra trọng lượng hàng hóa được vận chuyển có phù hợp với khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển hay không? Giấy vận tải do đơn vị vận tải cấp và đóng dấu.

Mẫu giấy vận tải, mẫu giấy vận chuyển hàng hoá mới nhất năm 2022

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về giấy vận tải:1900.6568

– Giấy phép kinh doanh vận tải là giấy phép được cấp khi đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa thực hiện ngành nghề kinh doanh vận tải thì (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh). Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

Xem thêm: Xử phạt hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

c) Người đại diện hợp pháp;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh;

e) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

– Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó. Giấy phép kinh doanh vận tải do Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp.

Như vậy, Giấy vận tải không phải là Giấy phép kinh doanh vận tải.

6. Xử phạt lỗi không có giấy vận tải mới nhất

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư! Luật sư cho em hỏi, em bị CSGT bắt với lỗi là thiếu giấy vận tải nên phạt em 900.000 vnđ và tạm giữ GPLX 7 ngày. Tình trạng của em như sau! Sau khi giao hàng xong về thì các đồng chí CSGT bắt dừng xe và kiểm soát giấy tờ theo xe, nhưng không có giấy Vận tải và lập biên bản tạm giữ GPLX của em 7 ngày! Em đang hoang mang là đúng hay sai mong luật sư giải thích hộ cho em được rõ, cảm ơn luật sư rất nhiều!

Xem thêm: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì? Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 2 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT:

“Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.”

Như vậy, tất cả các chủ thể có liên quan đến hoạt đồng vận tải bằng ô tô đều chịu sự điều chỉnh của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT. Hoạt động liên quan vận tải bằng xe ô tô bao gồm cả các hoạt động có tính chất thương mại hoặc không có tính chất thương mại.

Giấy vận tải được quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT

Giấy vận tải là văn bản có tác dụng thể hiện các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô.

Bên cạnh đó, theo khoản 6, khoản 7 Điều 53 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT thì lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật khi vận chuyển hàng hóa.

Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiên. Việc sử dụng giấy vận tải nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý trật tự hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của các cơ quan nhà nước. Dựa vào các thông tin trong giấy vận tải, cơ quan quản lý hành chính có thể tiến hành việc kiểm tra hành chính, kiểm tra trọng lượng hàng hóa được vận chuyển có phù hợp với khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển hay không.

Xem thêm: Phạt vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn

Và theo điểm đ, khoản 2, Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải theo quy định, trừ xe taxi tải.

Như vậy, từ các quy định trên khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện. Do đó, trong trường hợp này, bạn có một chiếc xe tải và bạn vận chuyển hàng mà bạn mua về nhà sử dụng thì khi bạn vận chuyển hàng hóa trên đường thì bạn phải có giấy vận tải. Trường hợp nếu bạn kinh doanh vận tải nhưng không có giấy vận tải khi lưu thông trên đường thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !