logo-dich-vu-luattq

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Khi gõ cụm từ:” Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ” trên google sẽ có hơn 100.000 các hình ảnh gợi ý khác nhau về mẫu giấy này. Tuy nhiên thật khó để doanh nghiệp có thể xác định đâu mới là mẫu chứng nhận mới nhất và được nhà nước công nhận.

Để giúp doanh nghiệp tháo gỡ thắc mắc này, FSC sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích đặc biệt là nội dung về mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền đã xét duyệt và cấp cho doanh nghiệp khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Về hình thức của mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được thể hiện dưới hai hình thức là văn bản giấy và bản điện tử.
  • Về mặt nội dung ghi trên mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm thông tin như chúng tôi đã trình bày ở phần dưới đây tuy nhiên tùy thuộc sản phẩm thuộc Bộ nào quản lý thì khác nhau về thông tin cụ thể.

Bố cục mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định

Với mỗi loại hình sản xuất, kinh doanh thì sẽ có các mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng đều có bố cục và các nội dung cần thiết như sau:

  • Quốc hiệu – Tiêu ngữ nước Việt Nam
  • Tên giấy chứng nhận
  • Tên cơ quan thẩm quyền cấp chứng nhận cho doanh nghiệp
  • Thông tin doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận: Địa chỉ doanh nghiệp được chứng nhận, điện thoại, Fax,…
  • Phạm vi chứng nhận ( Lĩnh vực của doanh nghiệp)
  • Mã số chứng nhận; ngày chứng nhận; ngày hết hạn
  • Dấu chứng nhận
  • Chữ ký và con dấu đỏ của đại diện cơ quan cấp chứng nhận

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do Bộ NN&PTNT quản lý

mau-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-moi-nhat

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do Bộ Y Tế quản lý

mau-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-moi-nhat

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do Bộ Công Thương quản lý

mau-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-moi-nhat

Đọc thêm: đăng ký kinh doanh mất bao nhiêu tiền

Trên mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ thể hiện rõ ngày cấp và ngày hết hạn. Thông thường giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian chứng chỉ còn hiệu lực, doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì các yêu cầu của tiêu chuẩn bởi vì định kỳ 1 năm/ lần hoặc ngẫu nhiên cơ quan nhà nước sẽ đến để đánh giá điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi thời hạn, doanh nghiệp phải tiến hành xin cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, quy trình và thủ tục tương tự như lần đánh giá ban đầu. Theo quy định, trong thời gian 06 tháng trước khi giấy phép hết hiệu lực doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trong trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

>> Xem thêm: Hướng dẫn gia hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Làm gì để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

mau-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham

Chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

Bước 1: Trước khi xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm doanh nghiệp cần phải có Giấy chứng nhận thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh do UBND quận huyện cấp.

Bước 2: Sau khi đã hoàn thành thủ tục về thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh thì doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ sơ hoàn chỉnh.Thành phần hồ sơ khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm của doanh nghiệp do Bộ nào quản lý:

  • Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Bộ Y Tế căn cứ vào Nghị Định 155/2018/NĐ-CP
  • Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Bộ NN&PTNT căn cứ vào Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT
  • Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Bộ Công Thương căn cứ vào Nghị Định 17/2020/ NĐ-CP

Bước 3: Doanh nghiệp đóng lệ phí và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền qua hình thức nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

  • Điền chính xác thông tin doanh nghiệp trong mẫu đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp lệ trong bộ hồ sơ theo yêu cầu
  • Ngành nghề đăng ký không thuộc trường hợp ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật
  • Tên đăng ký doanh nghiệp được đặt theo quy định bao gồm nội dung về loại hình doanh nghiệp, tên riêng của doanh nghiệp
  • Cần xác định chính xác cơ quan thẩm quyền cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh

Tìm hiểu thêm: Các mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

>> Xem thêm: Hướng dẫn xác định cơ quan thẩm quyền cấp chứng nhận

Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hy vọng sẽ là thông tin hữu ích đối với quý doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0967 370 488 (Ms. Nguyệt Chềnh) – 0967 370 488 ( Mr. An Đỗ) để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

>> Xem thêm:

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở sản xuất

  • Cơ sở sản xuất nước giải khát
  • Cơ sở sản xuất cà phê
  • Cơ sở sản xuất trái cây sấy
  • Cơ sở sản xuất bún
  • Cơ sở sản xuất mật ong
  • Cơ sở sản xuất bánh kẹo
  • Cơ sở sản xuất nước đóng bình
  • Cơ sở sản xuất nước đá
  • Cơ sở sản xuất trà sữa
  • Cơ sở sản xuất rượu
  • Cơ sở sản xuất nước giải khát

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP cơ sở kinh doanh

  • Cửa hàng bánh kem
  • Cửa hàng bán thịt
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh
  • Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP dịch vụ ăn uống

  • Nhà hàng
  • Quán cà phê, quán trà sữa,…
  • Suất ăn công nghiệp
  • Dịch vụ ăn uống các loại

Dịch vụ tư vấn giấy phép ATTP khác

Tham khảo thêm: Thành lập chi nhánh ở nước ngoài

  • Giấy phép ATTP hộ kinh doanh
  • Giấy phép ATTP kho chứa thực phẩm
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !