Trong quá trình công tác và làm việc, khi có sự viêc bất khả kháng xảy ra và người lao động có nhu cầu xin thay đổi nơi làm việc thì phải làm đơn xin chuyển công tác và gửi lên cấp trên để được phê duyệt. Có nhiều mẫu đơn áp dụng cho trường hợp trên như đơn xin chuyển công tác, đơn đề nghị chuyển công tác, đơn xin điều chuyển công tác.
Xem thêm: Mẫu đơn chuyển công tác
Luật sư tư vấn xin chuyển công tác, luân chuyển cán bộ công nhân viên: 1900.6568
Về cơ bản các loại đơn xin chuyển công tác có nội dung gần giống nhau, không muốn nói nó là một loại. Tuy nhiên, tuỳ văn hoá vùng miền, tuỳ văn hoá cơ quan – doanh nghiệp lại có cách sử dụng đơn với các tên gọi khác nhau. Dưới đây Công ty Luật Dương Gia sẽ cung cấp tới Quý bạn đọc các mẫu đơn đề nghị xin chuyển công tác mới nhất với các tên gọi hay được sử dụng nhiều nhất:
+ Mẫu đơn xin chuyển công tác
+ Mẫu đơn đề nghị chuyển công tác
+ Mẫu đơn xin điều chuyển công tác
+ Mẫu đơn xin luân chuyển công tác
+ Mẫu đơn xin thuyên chuyển công tác
Nội dung chính
1. Mẫu đơn xin chuyển công tác:
Tải về đơn xin chuyển công tác
Xem thêm: Mẫu quyết định điều động nhân sự, điều chỉnh nhân sự mới nhất 2022
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi: ……
Tên tôi là: ………Sinh ngày…… / …….. /…..
Quê quán: ….
Trú quán:….
Xem thêm: Điều chuyển lao động tạm thời là gì? Quy định về chuyển người lao động làm công việc khác?
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: …….
Đơn vị công tác hiện nay: …..
Ngày vào ngành……./……./………. Ngày về đơn vị công tác hiện nay……../……./….
Đơn vị xin chuyển đến: ……..
Lý do xin chuyển công tác: …..
Vậy tôi làm đơn này, trân trọng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo ……., xét cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.
Tôi xin chân thành cám ơn.
…….., ngày…….. tháng…… năm 20……
Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển vị trí công việc phù hợp mới nhất năm 2022
Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM ĐƠN
QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (Ký, ghi rõ họ, tên)
2. Mẫu đơn đề nghị chuyển công tác:
Tải về đơn đề nghị chuyển công tác
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi: ……
Xem thêm: Hỏi về điều chuyển người lao động sang làm công việc khác
Tôi tên là:….
Sinh ngày:……tháng………năm ……
Quê quán:……
Hộ khẩu thường trú:….
Trình độ học vấn:………
Trình độ chuyên môn:……
Công việc hiện tại đang đảm nhận:…….
Ngày, tháng, năm vào ngành:…….
Xem thêm: Công ty mẹ có được điều chuyển lao động sang công ty con không?
Quá trình công tác:………..
Đọc thêm: Mẫu giấy vận tải, mẫu giấy vận chuyển hàng hoá mới nhất năm 2022
Hoàn cảnh gia đình và bản thân (chế độ chính sách nếu có):
……..
…, ngày….. tháng…. năm….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
3. Đơn xin điều chuyển công tác:
Tải về đơn xin điều chuyển công tác
Xem thêm: Quy định của pháp luật về việc tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
ĐƠN XIN ĐIỀU CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi: ……
Tên tôi là: …..Sinh ngày…… / …….. /..
Quê quán: …..
Trú quán:…..
Xem thêm: Nhà trường điều chuyển giáo viên trong trường hợp nào?
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ….
Đơn vị công tác hiện nay: …..
Ngày vào ngành……/……/…… Ngày về đơn vị công tác hiện nay……/……/…..
Đơn vị xin chuyển đến: ……
Lý do xin chuyển công tác: ……..
Vậy tôi làm đơn này, trân trọng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo ……., xét cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.
Tôi xin chân thành cám ơn.
…….., ngày…….. tháng…… năm 20……
Xem thêm: Quyền chuyển người lao động sang làm công việc khác
Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM ĐƠN
QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (Ký, ghi rõ họ, tên)
4. Hưởng trợ cấp chuyển công tác đối với cán bộ chuyển công tác:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nhân viên trường học chuyển công tác Vùng đặc biệt khó khăn chồng tôi la cán bộ trạm xá chuyển công tác Vùng đặc biệt khó khăn hai vợ chồng cùng xã tôi chuyển trước chồng một tháng .Hỏi luật sư tôi có được hưởng trợ cấp chuyển gia đình không? Trợ cấp lần đầu =12 tháng lương cơ bản.xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
* Cơ sở pháp luật:
– Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Xem thêm: Điều chuyển người lao động tới nơi làm việc khác
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là nhân viên trường học được điều chuyển công tác lên vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và chồng bạn cũng chuyển công tác lên vùng đó. Vì bạn và chồng bạn thuộc đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước được điều chuyển lên vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khắn nên Nhà nước có những chính sách hỗ trợ các trường hợp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định đối tượng áp dụng như sau:
“Cán bộ, công chức và người hưởng hương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”
Theo Điều 4 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định phụ cấp thu hút như sau:
Xem thêm: Khi nào được điều chuyển lao động? Có được chuyển vị trí làm việc?
“1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:
a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn về trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng quy định tại Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP như sau:
Tham khảo thêm: Mẫu biên bản cuộc họp công ty
“1. Đối tượng và mức trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.
2. Trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP được tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số km đi nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ôtô khách).
3. Trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng và trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí phân công công tác chi trả một lần.”
Xem thêm: Công ty chuyển từ trưởng phòng xuống nhân viên có đúng không?
Mức trợ cấp lần đầu theo Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP là 10 tháng lương tối thiểu vùng.
Từ những quy định trên có thể thấy theo thông tin bạn cung cấp thì ngoài phụ cấp thu hút thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng, trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng. Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng chỉ áp dụng một lần cho cả thời gian công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Mức phục cấp sẽ được thực hiện theo quy định trên.
5. Điều kiện chuyển công tác khi học xong đại học:
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi công ty luật Dương Gia, rất mong được tư vấn: Tôi vừa được Đại hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Cao Bằng (Thành phố trực thuộc tỉnh). tôi có nguyện vọng muốn chuyển sang một vị trí công tác khác nhưng tôi bị vướng và được phòng tổ chức trả lời là không chuyển được vì tôi vẫn đang hưởng luong bậc cao đẳng (tôi học xong Đại học tháng 8/2014) và học xong đại học nhưng chưa đủ 60 tháng nên chuyển sang những tổ chức chính trị cũng không được (dù nhưng vị trí dó cũng do đại hội bầu). rất mong được tư vấn. xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 12 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức thuộc đối tượng là công chức luân chuyển là công chức được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp do các tổ chức đó trả lương.
Theo đó hướng dẫn của của Thông tư số 08/2011/TT-BNV thì các chức vụ chủ chốt tại các tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp gồm Chủ tịch chuyên trách, Phó chủ tịch chuyên trách, Tổng thư ký của tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Trung ương, cấp tỉnh. Mà theo Quyết định 68/2010/QĐ-TTg thì Hội chữ thập đỏ là hội có tính chất đặc thù thuộc đối tượng áp dụng theo Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, thì trường hợp bạn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội chữ thập đỏ thành phố Cao Bằng ( thành phố trực thuộc tỉnh ), tương đương cấp huyện, như vậy, trong trường hợp này, bạn không được xác định là công chức, mà được xác định là viên chức. Nay có nguyện vọng chuyển sang một vị trí công tác khác
Xem thêm: Sa thải người lao động trong thời gian điều chuyển làm công việc khác
Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 19. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng
1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và yêu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
a) Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;
b) Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài;
c) Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức, tuy nhiên, một trong những điều kiện phải bảo đảm là có trình độ đào tạo đại học trở lên, có kinh nghiệm trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên và đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Trường hợp bạn mới học xong đại học từ tháng 8/2014, đến thời điểm chuyển chưa đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, do vậy chưa đủ điều kiện xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển.
6. Điều kiện chuyển công tác từ vùng khó khăn xuống vùng thuận lợi:
Tóm tắt câu hỏi:
Xem thêm: Quyết định điều chuyển đối với lao động nữ đang nuôi con 8 tháng tuổi có đúng không?
Tôi tốt nghiệp trường trung cấp sư phạm và xin lên dạy ở huyện miền núi Kỳ Sơn (vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) đã18 năm (đã biên chế) muốn chuyển về vùng thuận lợi hơn nhưng huyện nào cũng nói là thừa biên chế. Vậy xin hỏi có cơ sở pháp lí để buộc các huyện chấp nhận cho tôi thuyên chuyển công tác?
Luật sư tư vấn:
Như bạn nói, bạn đang giảng dạy tại huyện miền núi Kỳ Sơn (vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn), theo quy định của pháp luật bạn chỉ được chuyển công tác khi: biệt phái, chuyển công tác sang đơn vị khác.
Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định:
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Điều 36. Biệt phái viên chức
“1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Điều chuyển người lao động cho người sử dụng lao động khác
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”
Điều 26. Nghị định 29/2012/NĐ-CP:
“1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
Xem thêm: Có được điều chuyển giáo viên tiểu học lên dạy cấp trung học cơ sở không?
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái.
4. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó.
5. Viên chức được cử biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 Luật viên chức.”
Điều 9 Nghị định 61/2006/NĐ-CP quy định về thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trợ cấp chuyển vùng
“1. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.”
Việc thuyên chuyển phải đảm bảo các điều kiện nội dung nêu trên, bên đơn vị bạn công tác sẽ có trách nhiệm tạo điều kiện chứ không có quy định về việc bắt buộc như thế nào.
Xem thêm: Quy định về luân chuyển vị trí việc làm trong doanh nghiệp nhà nước
Đọc thêm: Mẫu giấy đăng ký kinh doanh hộ gia đình