logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn cho đất viết tay

Cập nhật mẫu giấy cho tặng đất viết tay được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đồng thời giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc cho tặng đất. Xem ngay!

Giấy cho tặng đất cũng là một trong số các loại mẫu đơn về đất đai phổ biến, tuy nhiên nhiều người không biết được cách trình bày như thế nào cho đúng chuẩn, hợp pháp. Thấu hiểu điều đó, Thị Trường Today đã tổng hợp lại mẫu giấy cho tặng đất viết tay thông dụng nhất áp dụng cho mọi trường hợp cho tặng quyền sử dụng đất trong bài viết này. Nếu bạn đang tìm kiếm một mẫu giấy chuẩn nhất về cho tặng đất đai thì đừng bỏ lỡ những nội dung trong bài viết sau đây.

Xem thêm: Mẫu đơn cho đất viết tay

Giấy cho tặng đất viết tay là gì?

Để hiểu rõ về khái niệm giấy cho tặng đất viết tay, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các khái niệm sau:

Cho tặng đất là gì?

Cho tặng đất đai là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên cho tặng chuyển giao quyền sử dụng đất cùng diện tích thửa đất cho bên được cho tặng mà không yêu cầu đền bù.

mẫu giấy cho tặng đất viết tay 1

Thông thường, cho tặng đất diễn ra dưới 2 dạng phổ biến là:

  • Bố mẹ cho tặng đất cho con
  • Người có đất cho tặng đất của mình cho người khác.

Điều kiện cho tặng đất theo Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013;
  • Đất tặng cho không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
  • Đất còn trong thời hạn sử dụng đất.

Có thể bạn quan tâm: Đất chưa có sổ đỏ có được tặng cho không?

“Viết tay” là gì?

Viết tay là từ dùng để chỉ các loại giấy tờ do hai bên tự lập và ký kết với nhau, thường không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và không đảm bảo tính pháp lý.

Gọi là giấy tờ viết tay nhưng thực chất văn bản này có thể được soạn thảo bằng máy tính, tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là dùng bút viết trực tiếp lên giấy.

mẫu giấy cho tặng đất viết tay 2

Kết luận

Từ 2 khái niệm trên suy ra, giấy cho tặng đất viết tay là một loại giấy tờ thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc cho tặng, chuyển giao quyền sử dụng đất mà không có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Giấy cho tặng đất viết tay cũng chính là một hợp đồng dân sự ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong một giao dịch dân sự. Trong đó đối tượng của hợp đồng là cho tặng quyền sử dụng đất.

Hướng dẫn cách viết giấy cho đất chuẩn nhất theo mẫu

Những nội dung cần có

Một mẫu giấy cho tặng đất được gọi là đầy đủ và chuẩn nhất khi trong đó thể hiện các nội dung sau đây:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Tên đơn
  • Thông tin người tặng và người nhận
  • Thông tin về tài sản cho tặng
  • Các điều kiện để được cho tặng (nếu có)
  • Thời điểm cho, giao nhận tài sản
  • Nghĩa vụ nộp thuế và các lệ phí liên quan
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
  • Cam kết của các bên tham gia
  • Chữ ký của các bên tham gia.

mẫu giấy cho tặng đất viết tay 3

Hướng dẫn cách viết chi tiết

  • Về tên đơn: Có thể viết là “Đơn tặng cho quyền sử dụng đất”, “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”, “Giấy tặng cho nhà và đất”,…
  • Về thông tin các bên: Cần ghi đầy đủ, chính xác các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, nơi cấp, hộ khẩu thường trú,…
  • Về thông tin tài sản tặng cho: Ghi rõ đặc điểm như loại hình, vị trí, diện tích, tài sản trên đất, thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Về thời gian cho tặng: Ghi rõ thời gian cho rặng trên thực tế.
  • Về nghĩa vụ nộp thuế, phí: Trong hợp đồng phải thể hiện rõ nghĩa vụ đó thuộc về bên nào và bắt đầu từ thời gian nào.
  • Về giải quyết tranh chấp: Ghi rõ phương thức giải quyết nếu có tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra.
  • Về cam kết của 2 bên: Ghi rõ là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, đe dọa hay cưỡng chế.
  • Về chữ ký: Các bên tham gia phải ký trực tiếp, không sử dụng chữ ký điện tử và phải ghi rõ họ tên.

Mẫu giấy cho tặng đất viết tay đầy đủ, hợp pháp nhất hiện nay

Mẫu đơn này áp dụng cho trường hợp bố mẹ tặng đất (và nhà) cho con, người có đất tặng đất (và nhà) cho người khác và cũng là mẫu đơn cam kết tặng cho quyền sử dụng đất thông dụng nhất hiện nay.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

GIẤY CHO TẶNG NHÀ VÀ ĐẤT

[…], ngày […] tháng […] năm […]

Hôm nay, tại […], Chúng tôi gồm các bên sau:

Bên tặng cho quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là Bên A)

– Ông (Bà): […] Năm sinh:[…]

– CMND số: […] Ngày cấp […] Nơi cấp […]

– Hộ khẩu: […]

Đọc thêm: Mẫu đơn đòi nợ gửi công an

– Địa chỉ: […]

– Điện thoại: […]

Bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là Bên B)

– Ông (Bà): […] Năm sinh: […]

– CMND số: […] Ngày cấp […] Nơi cấp […]

– Hộ khẩu: […]

Đọc thêm: Mẫu đơn đòi nợ gửi công an

– Địa chỉ: […]

– Điện thoại: […]

Hai bên đồng ý thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng nhà đất theo các thỏa thuận sau đây:

Điều 01. Quyền sử dụng đất tặng cho

1.1. Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo […], cụ thể như sau:

– Thửa đất số: […]

– Thuộc tờ bản đồ số: […]

– Địa chỉ thửa đất: […]

– Diện tích: […] m2 (bằng chữ: […])

– Hình thức sử dụng:

+ Sử dụng riêng: […] m2

+ Sử dụng chung: […] m2

– Mục đích sử dụng: […]

– Thời hạn sử dụng: […]

– Nguồn gốc sử dụng: […]

1.2. Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): […]

1.3. Giá trị quyền sử dụng đất là […] đồng (bằng chữ: […] đồng Việt Nam)

Điều 02. Giao và đăng ký quyền sử dụng đất

2.1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cùng giấy tờ về quyền sử dụng đất cho bên B sau […] ngày kể từ ngày hợp đồng này được ký kết và có hiệu lực.

2.2. Bên B có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 03. Trách nhiệm nộp lệ phí và thuế

Thuế, lệ phí liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này do bên […] chịu trách nhiệm nộp.

Điều 04. Lời cam đoan chung của hai bên

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

4.1. Bên A cam đoan:

4.1.1. Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

4.1.2.Thửa đất thuộc trường hợp được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

4.1.3. Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

– Thửa đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

4.1.4. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

4.1.5. Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

Tham khảo thêm: Đơn trình báo mất giấy tờ

4.2. Bên B cam đoan:

4.2.1. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

4.2.2. Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất;

4.2.3. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

4.2.4. Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

Điều 05. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện những nội dung đã cam kết ở văn bản này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 06. Điều khoản cuối cùng

Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Bên A

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Giải đáp một số thắc mắc về giấy cho tặng đất viết tay

Giấy cho tặng đất viết tay có cần công chứng không?

Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.

Như vậy, giấy cho tặng đất viết tay phải được công chứng và chứng thực để đảm bảo tính pháp lý.

mẫu giấy cho tặng đất viết tay 4

Giấy cho tặng đất viết tay có giá trị pháp lý không?

Như đã nói ở trên, giấy cho tặng đất viết tay nếu không được công chứng, chứng thực thì sẽ không có giá trị về mặt pháp lý.

Tuy nhiên theo Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:

“Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

Như vậy, nếu giấy cho tặng đất không công chứng, chứng thực nhưng đáp ứng đủ 3 điều kiện sau thì vẫn được công nhận về tính pháp lý:

  • 1 – Được xác lập bằng văn bản;
  • 2 – Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ trong hợp đồng (đối với trường hợp cho tặng đất là bên nhận đã thực hiện quyền sử dụng đất được khoảng ⅔ thời gian);
  • 3 – Một bên hoặc các bên yêu cầu và Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.

Lời khuyên: Mặc dù pháp luật quy định về trường hợp hợp đồng viết tay không công chứng vẫn được công nhận giá trị pháp lý như nói trên, tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của các bên thì ngay từ đầu hợp đồng nên được công chứng, chứng thực. Dù cho việc cho – nhận tài sản diễn ra giữa bố mẹ – con cái hay những mối quan hệ thân thiết khác thì công chứng, chứng thực là việc làm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp xảy ra nếu có. Nhất là khi hợp đồng chưa được thực hiện ⅔ nghĩa vụ, nếu tranh chấp xảy ra thời điểm này thì hợp đồng chưa được công nhận về mặt pháp lý.

Thủ tục thực hiện cho tặng đất như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho tặng

Bao gồm:

  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất
  • Bản sao chứng minh nhân dân (công chứng)
  • Bản sao sổ hộ khẩu gia đình (công chứng)
  • Biên bản trích đo thửa đất có xác nhận của các hộ giáp ranh
  • Đơn cho tặng đất

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất cho tặng.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện cho tặng thì sẽ tiến hành các công việc sau:

  • Gửi thông tin địa chính đến Cơ quan thuế để xác định và thông báo về nghĩa vụ thuế theo quy định;
  • Xác nhận nội dung thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Chỉnh lý và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trả kết quả

Nếu nộp hồ sơ tại cấp xã thì Giấy chứng nhận sẽ được trả tại UBND xã.

Tổng kết

Trên là mẫu giấy cho tặng đất viết tay thông dụng nhất cùng các quy định liên quan cần biết, hi vọng đã giúp bạn có thêm thông tin để hoàn thành nhanh chóng và đúng quy định liên quan đến việc tặng cho nhà đất.

Xem thêm:

Đọc thêm: Hồ sơ sinh gồm những gì

  • Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn nhất (2021)
  • #5 mẫu đơn khiếu nại về đất đai thông dụng nhất (Mới nhất)
  • Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn theo quy định pháp luật (Mới nhất)
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !