logo-dich-vu-luattq

Mẫu biên bản vi phạm hành chính

Mẫu biên bản vi phạm hành chính 2022 mới nhất được ban hành theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính. Mẫu dùng để làm căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ thể vi phạm, do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.

Mẫu biên bản vi phạm hành chính là biểu mẫu thông dụng được sử dụng trong đời sống hàng ngày khi dùng để xử phạt những sai phạm mà cá nhân hay tổ chức gây ra.

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính

1. Biên bản vi phạm hành chính là gì?

Biên bản vi phạm hành chính là mẫu được lập ra để ghi nhận những diễn biến, kết quả của một hoạt động nào đó, một vi phạm trong lĩnh vực hành chính, biên bản vi phạm hành chính ghi chép lại về thời gian, địa điểm, hành vi, nội dung của vi phạm hành chính.

2. Mẫu MBB01: biên bản vi phạm hành chính theo Nghị định 118

Mẫu MBB01: Biên bản vi phạm hành chính 2022

3. Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất

Mẫu biên bản vi phạm hành chính 2021

4. Khi nào phải lập Biên bản vi phạm hành chính?

Đọc thêm: Xin giấy xác nhận độc thân để làm gì?

Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Tìm hiểu thêm: Mẫu Bản cam kết và cách viết bản cam kết 2022

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

5. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

– Khi cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đang thi hành công vụ mà phát hiện hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý thì phải kịp thời lập biên bản vi phạm (trừ những trường hợp xử phạt không cần lập biên bản).

– Nếu phát hiện vi phạm thông qua các phương tiện, công cụ kỹ thuật thì sau khi tìm được cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.

– Đối với các hành vi vi phạm trên tàu bay, tàu biển hay tàu hỏa thì thuyền trưởng, trưởng tàu sẽ có trách nhiệm lập biên bản và giao lại cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Tìm hiểu thêm: Mẫu biên bản xác minh hoặc làm việc

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !