logo-dich-vu-luattq

Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông

CÔNG TY CỔ PHẦN ………………

Xem thêm: Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông

Số:………./2013/BB-VL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-*-

Hà Nội, ngày ….. tháng…… năm 20…

BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN ……………………………………..

( V/v thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh)

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm 20……., tại trụ sở công ty: Số ….. Phố ……, phường ….., quận ….., Thành phố …… Công ty cổ phần thương mại ……………. tổ chức họp đại hội đồng cổ đông công ty theo sự triệu tập của Chủ tịch Hội đồng Quản trị là Ông ………………………. Thời gian tiến hành cuộc họp bắt đầu từ: 8.00h đến 11.00h Chủ toạ cuộc họp: Ông ………………………………. Thư ký cuộc họp: Bà …………………………………. Cổ đông góp vốn: Ông ………………………………. Thành phần tham dự cuộc họp cụ thể: 1. Ông ……………… – Cổ đông sáng lập góp ……..000.000 đồng (…….. triệu đồng Việt Nam), tương ứng …….000 cổ phần, chiếm …………….. % tổng vốn điều lệ. Theo giấy chứng nhận vốn góp số……….. cấp ngày ………..tháng ……….. năm 20………… 2. Bà ………….. – Cổ đông sáng lập góp ……………..000.000 đồng (………triệu đồng Việt Nam), tương ứng ………000 cổ phần, chiếm …… % tổng vốn điều lệ. Theo giấy chứng nhận vốn góp số ……cấp ngày ….. tháng ………… năm 20…………… 3. Ông …………… – Cổ đông sáng lập góp ……………..000.000 đồng (…………….triệu đồng Việt Nam), tương ứng …………..000 cổ phần, chiếm …………….% tổng vốn điều lệ. Theo giấy chứng nhận vốn góp số ……………. cấp ngày…………. tháng ………..năm 20………… Ban tổ chức Đại hội công bố kết quả kiểm tra tư cách đại biểu: + Số cổ đông có mặt: ………. cổ đông, tương đương với …………..000 cổ phần chiếm 100% tổng vốn điều lệ. + Số cổ đông vắng mặt: 0 người tương đương với 0 cổ phần chiếm 0% vốn điều lệ + Số cổ đông được uỷ quyền: 0 người tương đương với 0 cổ phần chiếm 0% vốn điều lệ. Tổng số cổ phần cổ đông sở hữu và đại diện sở hữu cho 60.000 cổ phần, đạt 100% vốn điều lệ, tương ứng 100% số cổ phần tham dự có quyền biểu quyết. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội cổ đông có đủ điều kiện tiến hành theo quy định của pháp luật. Nội dung của cuộc họp: Thảo luận thông qua Quyết định thay đổi bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần ……………………………………..

DIỄN BIẾN CUỘC HỌP

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản cam kết (Giấy cam kết) mới nhất năm 2022

Sau khi bàn bạc, thoả thuận, đã đi đến nhất trí bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần ………………………………… như sau: 1. Đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp

8110

2

Vệ sinh chung nhà cửa

8121

3

Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác

8129

4

Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan

8130

5

Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp

8211

6

Dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư (Khoản 3 điều 73 Luật nhà ở 2005,

Điều 50 Nghị định 71/2010/NĐ-CP và thông tư 14/2011/TT-BXD)

7

Xây dựng nhà các loại

4100

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin cấp lại sổ hộ khẩu

8

Xây dựng công trình công ích

4220

9

Phá dỡ

4311

10

Chuẩn bị mặt bằng

4312

11

Lắp đặt hệ thống điện

4321

12

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí

4322

2. Sửa đổi điều lệ công ty: – Công ty sửa đổi Điều 3 (Về ngành nghề kinh doanh) trong Điều lệ công ty cho phù hợp với nội dung thay đổi và Luật Doanh nghiệp năm 2020. 3.Thời điểm thực hiện việc thay đổi: Kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh thay đổi. 4. Thảo luận: Các cổ đông thảo luận và nhất trí bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần …………………………. 5. Biểu quyết: Các cổ đông biểu quyết nhất trí về nội dung cụ thể của dự thảo Quyết định thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh của công ty. Tán thành: 100% cổ đông dự họp tán thành tương đương 100% phiếu biểu quyết. Không tán thành: Không Ý kiến khác: Không. Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, biên bản này được đọc lại tại Đại hội và được toàn thể Đại hội nhất trí thông qua. Cuộc họp kết thúc lúc 11 giờ cùng ngày. Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký, 01 bản gửi phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, 01 bản lưu tại trụ sở công ty. CHỮ KÝ CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CUỘC HỌP

Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị

(Ký, đóng dấu)

…………………………

Các cổ đông sáng lập

(Ký và ghi rõ họ tên)

……………………………….

THƯ KÝ CUỘC HỌP

………………………………

………………………………..

…………………………………

2. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Báo cáo tài chính hằng năm;

c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;

d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài sản, công việc mới nhất năm 2022

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản giải quyết vụ việc

e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

3. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật doanh nghiệp.

4. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường. Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

>&gt Xem thêm: Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng cập nhật mới nhất năm 2022

b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;

c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp

d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc nhận được yêu cầu triệu tập họp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;

b) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót mới nhất năm 2022

c) Lập chương trình và nội dung cuộc họp;

d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;

đ) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

e) Xác định thời gian và địa điểm họp;

g) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;

h) Công việc khác phục vụ cuộc họp.

Chi phí triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông sẽ được công ty hoàn lại.

5. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.

>&gt Xem thêm: Mẫu biên bản thỏa thuận, văn bản thỏa thuận, hợp đồng thỏa thuận mới 2022

Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ được từ chối kiến nghị nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Kiến nghị được gửi đến không đúng quy định

b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Tham khảo thêm: Mẫu biên bản giao hàng hóa 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !