logo-dich-vu-luattq

Mẫu Biên bản bàn giao thường được sử dụng nhất hiện nay

Khi nào sử dụng Biên bản bàn giao?

Trong cuộc sống hiện nay, việc chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc, diễn ra hàng ngày. Để tránh phát sinh những tranh cãi, rủi ro, tranh chấp không mong muốn, các bên cần tiến hành lập biên bản bàn giao:

– Khi các bên bàn giao tài sản (chẳng hạn bàn giao tài sản khi cho thuê nhà, bàn giao cho đơn vị chuyển nhà thuê…) thì lập biên bản bàn giao tài sản;

Xem thêm: Mau bien ban ban giao

– Khi các bên bàn giao hàng hóa trong quá trình mua bán, giao nhận hàng hóa, ký gửi hàng hóa… thì các bên lập biên bản bàn giao hàng hóa;

– Khi người lao động nghỉ việc, nghỉ thai sản, chuyển công tác, nghỉ ốm… cần bàn giao lại các đầu mục công việc để cho người tiếp nhận công việc nắm rõ thì cần làm biên bản bàn giao công việc.

Đọc thêm: Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án

Biên bản bàn giao được coi là bằng chứng xác định ai là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm nếu việc bàn giao xảy ra tranh chấp sau này. Vì thế, mỗi Biên bản bàn giao phải được lập thành 02 bản, mỗi bên được giữ 01 bản.

Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao

Bàn giao là việc xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp…. Trong quá trình làm việc, giao dịch, có thể do lỗi chủ quan hay khách quan mà việc bàn giao có thể dẫn đến các tranh chấp và việc giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể chứng minh số lượng thực tế tài sản đã bàn giao. Vì thế, biên bản bàn giao có ý nghĩa rất lớn trong những trường hợp này.

Khi lập biên bản bàn giao cần có chữ ký của các bên (Bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản) để đảm bảo tính pháp lý của biên bản. Chỉ khi xác lập thành thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao và có chữ ký các bên thì khi tranh chấp xảy ra mới dễ dàng phân biệt được bên nào có lỗi. Do vậy, việc xác lập các giấy tờ, biên bàn bàn giao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý. Ngay cả trong các mối quan hệ thân thiết vẫn nên có biên bản bàn giao rõ ràng để tránh tranh chấp.

biên bản bàn giao Mẫu Biên bản bàn giao tài sản, hàng hóa và công việc (Ảnh minh họa)

Mẫu Biên bản bàn giao tài sản

Trước đây, tại Thông tư số 122/2007/TT-BTC ngày 18/10/2007 của Bộ Tài chính đã ban hành mẫu Biên bản bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp và tổ chức kinh tế.

Đọc thêm: Những trường hợp cần giấy xác nhận tạm trú

Tuy nhiên, hiện nay văn bản đã hết hiệu lực. Vì thế, văn bản này không mang tính bắt buộc, các bên có thể lựa chọn sử dụng hoặc không. Tuy nhiên, vì mẫu Biên bản bàn giao này khá chi tiết, đầy đủ, nên LuatVietnam xin trình bày tới bạn đọc để bạn đọc tham khảo.

Mẫu Biên bản bàn giao tài sản số 1

Mẫu Biên bản bàn giao tài sản số 2

Xem thêm: Hướng dẫn lập Biên bản bàn giao tài sản

Mẫu Biên bản bàn giao hàng hóa

Biên bản bàn giao công việc

Mẫu Biên bản bàn giao máy móc thiết bị

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm Mẫu Biên bản bàn giao tài liệu, chứng cứ hoặc Biên bản bàn giao công việc đơn giản nhất.

Đọc thêm: Mẫu giấy xác nhận thu nhập

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !