logo-dich-vu-luattq

Mã số doanh nghiệp và số đăng ký kinh doanh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì mã số doanh nghiệp thì mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác và mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực. Quy định này là điểm khác biệt so với pháp luật doanh nghiệp cũ, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch và giúp các cơ quan nhà nước thống nhất công tác quản lý.

Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp là mã số được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trước khi thực hiện đăng ký hoạt động đơn vị phụ thuộc cần thực hiện thủ tục với cơ quan thuế để tạo mã số thuế 13 chữ số. Mã số này đồng thời là mã số của đơn vị phụ thuộc và được kích hoạt khi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị phụ thuộc cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Mã số doanh nghiệp và số đăng ký kinh doanh

Tham khảo thêm: Cách tạo tài khoản đăng ký kinh doanh

Khác với mã số doanh nghiệp và mã số đơn vị phụ thuộc, mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp cần thực hiện soạn hồ sơ và nộp tới cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền để đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh.

Ngoài ra, tại Điều 8 Nghị định 78/2014/NĐ-CP có quy định:

Tìm hiểu thêm: Tra cứu giấy phép kinh doanh hộ cá thể, kiểm tra giấy phép kinh doanh hộ cá thể – hướng dẫn chi tiết 2022

“…

  1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  2. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp mã số đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định.
  3. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp”.

Như vậy, pháp luật có khái quát các trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập trước ngày 1/11/2015 và trường hợp doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi áp dụng.

Tham khảo thêm: Làm giấy phép kinh doanh gas hết bao nhiêu tiền? (2022)

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !