logo-dich-vu-luattq

Luật xử lý nợ quá hạn

1. Khái niệm về nợ quá hạn ?

Nợ quá hạn là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng.

Xem thêm: Luật xử lý nợ quá hạn

Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về nợ quá hạn như sau:

Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.

Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ linh động thời gian đóng trễ từ 1 đến 3 ngày, tuy nhiên nếu vượt qua khoảng thời gian đó mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ phát sinh nợ quá hạn.

Tùy vào thời gian đóng trễ, nợ quá hạn sẽ được cập nhật trên CIC và phân chia vào các nhóm nợ xấu (lịch sử tín dụng) gây khó khăn khi khách hàng muốn vay ở nơi khác.

2. Phân loại nợ quá hạn

– Căn cứ theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì nợ quá hạn được giải thích là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc (và lãi) đã quá hạn.

– Dựa trên biện pháp đảm bảo thì nợ quá hạn được chia thành 02 loại khác nhau:

+ Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo : tài sản đảm bảo dùng để vay vốn ngân hàng bao gồm các giấy tờ nhà đất; giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành, phương tiện giao thông; sổ tiết kiệm; bất động sản có sổ đỏ; hợp đồng bảo hiểm có giá trị; các cơ sở sản xuất kinh doanh như nhà máy, khách sạn, cửa hàng…; tài sản hình thành trong tương lai…Trong trường hợp này, nếu khách hàng không đủ khả năng trả được số tiền đã vay theo hợp đồng thì Ngân hàng có thể thực hiện việc xử lý nợ dựa trên tài sản đã thế chấp.

+ Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tiêu dùng): Đây là trường hợp Ngân hàng cho vay tiền dựa trên uy tín, mức thu nhập, lịch sử tín dụng.. của cá nhân người vay để phục vụ cho các mục đích cá nhân.

– Dựa trên cách phân loại nợ của pháp luật hiện thành thì nợ quá hạn được chia thành 05 nhóm như sau:

+ Nợ quá hạn đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầu đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

+ Nợ quá hạn cần chú ý: là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

+ Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

Tham khảo thêm: Người đại diện pháp luật của công ty cổ phần

+ Nợ quá hạn nghi ngờ: là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

+ Nợ quá hạn có khả năng mất vốn: là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Phân loại nợ quá hạn là một vấn đề quan trọng mà các tổ chức tín dụng luôn phải rà soát, đánh giá thường xuyên, xếp các khoản nợ vào các loại phù hợp để có định hướng phù hợp trong việc xây dựng chính sách, trích lập dự phòng cũng như tiến hành quy trình xử lý nợ quá hạn nhanh chóng và khẩn trương để đảm bảo được quyền lợi của mình. Ngoài ra, các bên đi vay cũng cần nắm bắt được cách thức phân loại nợ quá hạn để hiểu rõ được những rủi ro và trách nhiệm của mình khi không trả được khoản vay từ ngân hàng.

3. Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Vì xử lý nợ quá hạn là một trong những nghiệp vụ của Ngân hàng nên trong cơ cấu của một tổ chức tín dụng luôn bao gồm bộ phận gồm các chuyên viên xử lý và thu hồi nợ thực hiện các hoạt động xử lý nợ theo nguyên tắc và quy định của Pháp luật. Thông thường, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng sẽ được thực hiện dựa trên 02 nguồn cơ sở pháp lý:

– Thứ nhất là quy định chung của Ngân hàng nhà nước về việc xử lý nợ quá hạn.

– Thứ hai là quy định riêng tại Điều lệ, Thoả thuận cho vay và Hợp đồng bảo đảm tiền vay của từng Ngân hàng.

Căn cứ trên các quy định đó, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thường bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thông báo về việc nợ quá hạn đối với khách hàng

– Theo quy định của Pháp luật về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm và quyền trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng. Đối với hoạt động này, tổ chức tín dụng tiến hành xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng đã được quy định trong điều lệ và được khách hàng tiếp cận, hiểu rõ. Mục đích của hoạt động này là nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay cho tổ chức tín dụng của mình.

– Trong quá trình tiến hành kiểm tra và giám sát, nếu xảy ra trường hợp khách hàng có nợ quá hạn thì ngân hàng cần có thông báo công khai tới khách hàng để giúp khách hàng nắm bắt được thông tin nợ quá hạn của mình. Nội dung thông báo tối thiểu cần có các nội dung sau: Số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi chậm trả.

Bước 2: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Sau khi tiến hành thông báo về vấn đề nợ quá hạn của khách hàng và khách hàng có trình bày lý do về việc không đủ khả năng trả nợ đúng kỳ hạn thì ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả từ việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cụ thể:

– Đối với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) trong thời hạn cho vay đã thoả thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì sẽ được xem xét và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay).

– Đối với khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ theo thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Luật Trọng tài thương mại 2010 số 54/2010/QH12

– Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp để tiếp tục cho quá trình giám sát và đánh giá của ngân hàng.

– Ngoài ra, thời hạn để thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được các ngân hàng quy định riêng tại Quy chế cho vay. Thông thường thời hạn cho việc tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ là 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận theo Hợp đồng cho vay.

Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm

Sau khi tiến hành thông báo và cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng khách hàng vẫn không trả nợ quá hạn, theo nguyên tắc thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp tài sản bảo đảm liên qua đến đất đai, nhà ở, bảo hiểm..có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm và xỷ lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ áp dụng các quy định đặc thù đó. Còn các trường hợp khác thì Ngân hàng sẽ dựa trên nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự và Hợp đồng cho vay để tiến hành quá trình xử lý.

– Trước khi tiến hành quy trình ngân hàng cần có văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tới khách hàng với nội dung chủ yếu bao gồm: lý do xử lý tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm bị xử lý; và thời gian, địa điểm, cách thức xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ phải giao tài sản bảo đảm cho bên ngân hàng để xử lý.

– Ngân hàng sẽ tiến hành việc xử lý tài sản theo Hợp đồng bảo đảm tiền vay mà hai bên đã thoả thuận. Các phương thức xử lý tài sản mà hiện nay pháp luật quy định gồm: bán đấu giá tài sản; ngân hàng tự bán tài sản; ngân hàng nhận tài sản thay thế cho việc trả nợ quá hạn của khách hàng và các phương thức khác mà pháp luật không cấm.

– Sau khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm nếu số tiền có được nhiều hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chênh lệch phải được ngân hàng trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu số tiền có được nhỏ hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chưa được thanh toán sẽ được xem là phần vay không có tài sản bảo đảm (trừ trường hợp trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay của hai bên có thoả thuận khác). Theo đó, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng có nợ quá hạn phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

4. Khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm trước pháp luật

– Trong trường hợp ngân hàng nhận thấy khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ cho ngân hàng hay khách hàng cố tình có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, hay ngân hàng gặp vướng mắc và khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm của bên vay và các vi phạm khác trốn tránh việc trả số nợ quá hạn thì Ngân hàng có quyền khởi kiện và tố cáo các hành vi vi phạm đó trước pháp luật để hỗ trợ cho quy trình xử lý nợ quá hạn.

– Căn cứ quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay và Căn cứ theo nội dung của Hợp đồng cho vay, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) của hai bên thì Ngân hàng sẽ tiến hành gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân tại địa phương để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự về số nợ quá hạn của khách hàng. Trong trường hợp nhận ra các dấu hiệu hình sự rõ ràng, Ngân hàng có thể tiến hành khởi tố vụ án hình sự để giải quyết vấn đề.

5. Một số quy trình khác

Ngoài ra, bên cạnh các quy trình xử lý nợ quá hạn được nêu ra ở trên thì Ngân hàng có thể tiến hàng thêm một số các quy trình khác được quy định riêng tại Điều lệ, Thoả thuận cho vay và Hợp đồng bảo đảm tiền vay của từng Ngân hàng

Lưu ý: quy trình xử lý nợ quá hạn của mỗi Ngân hàng phải được thể hiện rõ trong Hợp đồng cho vay và Hợp đồng bảo đảm tiền vay giữa Ngân hàng và khách hàng để đảm bảo về việc các bên đều đồng ý với quy trình xử lý đó.

Đối với Ngân hàng, việc cho vay và thu hồi vốn luôn là hoạt động nghiệp vụ đi liền với nhau và mang nhiều rủi ro, còn đối với khách hàng, cũng vì nhiều lý do khác nhau mà sau khi tiến hành vay vốn lại không thể trả được số nợ quá hạn cho Ngân hàng, từ đó phát sinh ra các tranh chấp mà không bên nào mong muốn. Để xử lý số nợ quá hạn nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình mà nhiều Ngân hàng hiện nay đã thực hiện những biện pháp làm “biến tướng” quy trình mà Pháp luật quy định.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Đọc thêm: điều 144 bộ luật hình sự 2015

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !