logo-dich-vu-luattq

Luật giao thông đường bộ 2020 cho xe máy

Việt Nam hiện có khoảng hơn 45 triệu mô tô, xe máy các loại và đây cũng là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở nước ta. Mặc dù là phương tiện được sử dụng hàng ngày, nhưng khi tham gia giao thông, người đi mô tô, xe máy vẫn không tránh khỏi mắc một số lỗi vi phạm. Legalzone giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề về luật giao thông đường bộ 2020 cho xe máy.

Luật giao thông đường bộ 2020 cho xe máy mới nhất

Nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 30, Luật Giao thông đường bộ, cả người điều khiển mô tô hay xe gắn máy đều phải tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ như nhau:

Xem thêm: Luật xe máy

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh;

Tham khảo thêm: Luật Thanh niên 2005 số 53/2005/QH11

b) Sử dụng ô;

c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

>>>>> Tham khảo: Công ty luật uy tín

Xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy

Theo đó, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – đường sắt quy định các mức phạt với những lỗi vi phạm giao thông người điều khiển xe gắn máy hay mắc phải như sau. Nhưng từ 1/8/2016, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã thay thế Nghị định 171 và Nghị định 107/2014/NĐ-CP.

Dưới đây là tổng hợp những lỗi vi phạm giao thông khi đi xe máy thường gặp phải và mức xử phạt vi phạm theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/05/2016:

  1. Chở 2 người trên xe: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
  2. Chở theo 3 người trở lên trên xe: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.
  3. Lỗi Điều khiển xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
  4. Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
  5. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”: Phạt từ 60.000 – 80.000 ngàn đồng.
  6. Vượt đèn đỏ: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.

  7. Vượt đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
  8. Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng..
  9. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh: Phạt từ 60.000 – 80.000 đồng.
  10. Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước: Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.
  11. Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe: Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.
  12. Điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi: Phạt cảnh cáo.

  13. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô từ 50cm3 trở lên: Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.
  14. Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.
  15. Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.
  16. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng.

  17. Điều khiển dưới 175cm3 không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX hoặc bị tẩy xóa: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.
  18. Điều khiển xe từ 175cm3 trở lên không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.
  19. Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; Không đúng số khung, số máy hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng. Đồng thời tịch thu Giấy đăng ký không hợp lệ.
  20. Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều: Phạt tiền từ 80.000đ đến 100.000đ.
  21. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.

  22. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định: Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
  23. Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới: Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.
  24. Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy: Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
  25. Người không chấp hành yêu cầu kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
  26. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
  27. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h: Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

  28. Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
  29. Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép: Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
  30. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
  31. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, giữ GPLX 2 tháng.
  32. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định: phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng, giữ GPLX 1 tháng.
  33. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h: Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

  34. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn: Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.
  35. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ.
  36. Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000đ.
  37. Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.
  38. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên: Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.
  39. Sử dụng chân chống, vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy: Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
  40. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định: Phạt tiền từ 200.000đ đến 400.000đ.
  41. Tìm hiểu thêm: điều 630 bộ luật dân sự 2015

    Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 triệu đồng.

Để tránh mắc phải những lỗi trên khi tham gia giao thông, cá nhân mỗi người cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về luật giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, nên ý thức được trách nhiệm của mình, phải tìm tòi học hỏi không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn cả những vấn đề bên ngoài như an toàn giao thông để bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác.

Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn: 0967 370 488

Email: Support@legalzone.vn

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Tham khảo thêm: Khoản 2 điều 101 luật đất đai 2013

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !