Luật toà án là một trong những hệ thuộc cơ bản của quy phạm pháp luật xung đột, thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự – kinh tế – thương mại có yếu tố nước ngoài. Nó còn được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Ví dụ: về việc ly hôn “nếu một người cư trú trên lãnh thổ của bên kí kết này, còn người kia cư trú trên lãnh thổ của bên kí kết kia thì áp dụng pháp luật của bên kí kết có Tòa án đang giải quyết việc ly hôn” (khoản 2 Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga).
Xem thêm: Luật tòa án
Thứ hai, khi tòa án thực hiện quyền “đình chỉ hiệu lực” của văn bản quy phạm pháp luật như đề cập trên đây. Văn bản quy phạm pháp luật trái với vãn bản của cấp trên là những văn bản không có hiệu lực áp dụng. Khi tòa án phát hiện và đề nghị cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung tức là đã nêu vấn đề trong văn bản có mâu thuẫn để cơ quan ban hành xem xét. Trong quá trình đó, văn bản quy phạm pháp luật có vấn đề sẽ chưa được áp dụng. Qua hoạt động này, về thực chất tòa án góp phần kiểm soát hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan lập quy. Tuy nhiên, hiện nay vai trò kiểm soát của tòa án trong lĩnh vực này mới đang giới hạn trong phạm vi bảo đảm sự tuân thủ các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều cần lưu ý là vai trò trên đây của tòa án hiện nay đang gặp những rào cản tương đối lớn. Tòa án hiện nay chưa được quy định quyền hủy bỏ hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật trái với các văn bản cấp trên. Cũng chưa văn bản pháp luật nào quy định chính thức rằng tòa án có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do vậy, những vấn đề quan trọng nhất ttong lĩnh vực kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm pháp quyền vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của tòa án.
3. Bảo đảm an toàn pháp lý cho môi trường kinh doanh
An toàn pháp lý là khái niệm rất quan trọng đối với môi trường kinh doanh. Khái niệm này được hiểu là điều kiện có được trong môi trường kinh doanh ở mỗi quốc gia khi thương nhân kinh doanh ở quốc gia đó tin tưởng rằng quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ và khi quyền lợi của mình bị xâm phạm thì sẽ có cơ chế hữu hiệu và kịp thời ở quốc gia đó bảo vệ quyền lợi cho mình và bảo đảm những thiệt hại được bồi thường thỏa đáng.
An toàn pháp lý là yếu tố cực kì quan trọng cho sự ổn định, tính lành mạnh của môi trường kinh doanh. An toàn pháp lý cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Có an toàn pháp lý thì các doanh nghiệp không lo bị chèn ép, không mất thời gian và chi phí cho các công việc phi kinh doanh, không sợ tiêu cực, từ đó tập trung phát triển hoạt động kinh doanh. Có an toàn pháp lý, nhà đầu tư nước ngoài và trong nước mới yên tâm đầu tư. Thực tế cho thấy an toàn pháp lý, cùng với ổn định chính trị là những yếu tố vô cùng quan trọng tạo ra tính cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong thu hút nguồn vốn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đó là chưa kể một số quốc gia có độ an toàn pháp lý cao còn có thể phát triển, cung cấp dịch vụ tư pháp cho cả khu vực, ví dụ như: Singapore.
Có thể thấy, an toàn pháp lý có phạm trù tương tự như bảo vệ công lý trong kinh doanh. Và như vậy, tòa án đóng vai trò quan trọng nhất, với tư cách là cơ quan phân xử tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tòa án cũng phân xử các tranh chấp hành chính khi doanh nghiệp kiện cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ công lý trong lĩnh vực này, tòa án sẽ tỏ cho các doanh nghiệp thấy rằng hoạt động kinh doanh của họ được pháp luật bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được công lý bảo vệ. Tòa án, như vậy, trực tiếp bảo đảm an toàn pháp lý cho môi trường kinh doanh.
Cũng cần lưu ý rằng, không chỉ có tòa án là cơ quan phân xử các tranh chấp thương mại mà còn có sự tham gia của các thiết chế tài phán phi nhà nước như Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), các trung tâm trọng tài thương mại, thậm chí trọng tài nước ngoài. Các thiết chế này đóng vai trò thường xuyên và khá hiệu quả trong giải quyết tranh chấp thương mại bởi tính chất của chúng phù hợp với tính chất của các tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, tòa án vẫn đóng vai trò quan trọng hơn trong bảo đảm an toàn pháp lý cho môi trường kinh doanh. Nếu tòa án thực sự khách quan và bảo vệ công lý thì thiết chế đó hiệu quả và đỡ tốn kém hơn nhiều so với các thiết chế tài phán phi nhà nước. Mặt khác, phán quyết của các thiết chế giải quyết tranh chấp thương mại phi nhà nước phải được tòa án công nhận và cho thi hành thì mới có hiệu lực thi hành ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước vẫn chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án.
4. Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Đọc thêm: Khoản 1 điều 322 bộ luật hình sự
Hệ thống tòa án nhân dân gồm có các toà án sau đây:
– Toà án nhân dân tối cao.
– Toà án nhân dân cấp cao.
– Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
– Toà án quân sự
Toà án nhân dân xét xử theo các nguyên tắc của tố tụng. Các toà án nhân dân địa phương và các toà án quân sự chịu sự hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao về đường lối xét xử, áp dụng thống nhất pháp luật. Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu ữách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, trong trường hợp Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chánh án toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp ở địa phương.
5. Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao
Theo Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014: Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp. Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tìm hiểu thêm: Mẫu quyết định kỷ luật nhân viên
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao:
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
4. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
5. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
6. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Tìm hiểu thêm: Bộ luật dân sự số 33 2005 qh11