logo-dich-vu-luattq

Luật thi hành tạm giữ tạm giam

Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 gồm 11 Chương, 73 Điều, bố cục gồm các Chương sau:

– Quy định chung

Xem thêm: Luật thi hành tạm giữ tạm giam

– Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

– Chế độ quản lý giam giữ

– Chế độ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

– Chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi

– Chế độ đối với người bị kết án tử hình đang bị tạm giam tại Chương VI Luật tạm giam 2015.

– Đảm bảo điều kiện quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

– Kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

– Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

– Trách nhiệm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Đọc thêm: Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại

– Điều khoản thi hành

Theo đó, Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có những điểm đáng chú ý sau:

– Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam

Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm:

+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước;

+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh;

+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn huyện.

– Điều 21 Luật 94/2015/QH13 quy định về chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:

+ Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác;

+ Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án;

+ Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.

Đọc thêm: Hình thức thể hiện của pháp luật

– Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại Điều 31 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới 20 người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.

– Chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật tạm giam tạm giữ năm 2015 với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.

– Những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết tại Điều 45 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

+ Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

+ Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.

+ Thời hiệu khiếu nại đã hết.

+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Luật tạm giữ, tạm giam 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

Đọc thêm: Tội bắt giữ người trái pháp luật

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !