logo-dich-vu-luattq

Luật thi hành án hình sự năm 2017

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 với 16 Chương, 207 Điều, trong đó Luật đã dành Chương III với 55 Điều, từ Điều 22 đến Điều 76 quy định về Thi hành án phạt tù.

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 sửa đổi đã thể chế hoá quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền con người, quyền công dân; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hình sự, các quy định của pháp luật khác có liên quan và sửa đổi khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2010. Do đó, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 nói chung và Chương III – Thi hành án phạt tù nói riêng có những điểm mới so với Chương III – Thi hành án phạt tù của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 như sau:

Xem thêm: Luật thi hành án hình sự năm 2017

1. Bổ sung quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Điều 27 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã bổ sung các nhóm quyền cho phạm nhân như: Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật và nghĩa vụ như: Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của Cơ quan quản lý THAHS, Cơ quan THAHS trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

2. Quy định về những đối tượng được giam giữ riêng

Theo khoản 2 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định có 06 đối tượng được bố trí giam giữ riêng, gồm: Phạm nhân nữ; phạm nhân là người chưa thành niên; phạm nhân là người nước ngoài; phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam. Tuy nhiên, khoản 2, khoản 3 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định cụ thể hơn và bổ sung thêm 02 đối tượng được bố trí giam giữ riêng gồm: Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam và phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng. Như vậy, Luật thi hành án hình sự năm 2019 có tổng cộng 08 đối tượng có thể được bố trí giam giữ riêng.

3. Quy định về chế độ, tổ chức lao động và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân

Đọc thêm: điều kiện khởi tố vụ án hình sự

– Chế độ lao động của phạm nhân: Khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 bổ sung quy định về các trường hợp phạm nhân được nghỉ lao động trong quá trình chấp hành án phạt tù, cụ thể: Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế; phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận; phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

– Tổ chức lao động cho phạm nhân: Luật Thi hành án hình sự năm 2019 bổ sung Điều 33 quy định về tổ chức lao động cho phạm nhân, theo đó Luật quy định: Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi Cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an, Cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt. Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, giao cho Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

– Sử dụng kết quả lao động của phạm nhân: Luật Thi hành án hình sự năm 2019 bổ sung khoản 4 Điều 34 quy định về kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý theo quy định thì được sử dụng chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động. Như vậy, so với Luật hiện hành đây là một quy định mới, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm quyền lợi cho phạm nhân. Điều này vừa khuyến khích phạm nhân lao động, cải tạo, vừa giúp họ có điều kiện tốt hơn để tái hòa nhập cộng đồng sau khi đã chấp hành xong án phạt tù.

4. Quy định xếp loại chấp hành án phạt tù

Luật bổ sung Điều 35 quy định về xếp loại chấp hành án phạt tù, theo đó Luật quy định: Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù theo tuần, tháng, quý, 06 tháng, 01 năm. Việc nhận xét, đánh giá phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và bảo đảm tính liên tục; căn cứ kết quả thực hiện các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, học tập, lao động cải tạo, kết quả khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra để nhận xét, đánh giá và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân theo một trong các mức tốt, khá, trung bình, kém; kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm phải bằng văn bản, được lưu hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân lập công thì được nâng mức xếp loại chấp hành án phạt tù. Ngoài ra, Luật còn giao cho Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

5. Người bị bệnh nặng phải trưng cầu giám định y khoa

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc khi thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã bổ sung quy định xử lý trường hợp đối với người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khỏe mà vẫn lấy lý do về sức khỏe để trốn tránh việc chấp hành án, cụ thể: Tại khoản 7 Điều 25 và điểm b khoản 5 Điều 25 quy định: Đối với người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do bị bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khỏe mà vẫn lấy lý do về sức khỏe để trốn tránh việc chấp hành án hoặc người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì Cơ quan THAHS Công an cấp huyện nơi người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cư trú, Cơ quan THAHS cấp quân khu nơi đơn vị quân đội được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền. Trường hợp kết quả giám định xác định người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án đã phục hồi sức khỏe thì Cơ quan THAHS Công an cấp huyện, Cơ quan THAHS cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án; Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì Cơ quan THAHS Công an cấp huyện, Cơ quan THAHS cấp quân khu đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh; Chi phí giám định do cơ quan trưng cầu giám định chi trả.

6. Tái hòa nhập cộng đồng

Tìm hiểu thêm: Các vụ án hình sự có đồng phạm

Luật bổ sung Điều 45 quy định về tái hòa nhập cộng đồng, theo đó, trại giam, trại tạm giam, Cơ quan THAHS Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm; hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: Do ngân sách nhà nước cấp; quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp như: Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng; dạy nghề, giải quyết việc làm; trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý; các biện pháp hỗ trợ khác. Ngoài ra, Luật còn giao cho Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

7. Phạm nhân được nhận tiền mặt, đồ vật qua đường bưu chính và tăng thời lượng liên lạc điện thoại với thân nhân gia đình

– Phạm nhân được nhận tiền mặt, đồ vật qua đường bưu chính: Theo quy định tại Điều 46 Luật thi hành án hình sự năm 2010 phạm nhân chỉ được nhận tiền mặt, đồ vật khi được gặp trực tiếp thân nhân. Thì nay, theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, phạm nhân được nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi qua đường bưu chính.

– Liên lạc với thân nhân gia đình: Khoản 2 Điều 47 Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 05 phút. Thì nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã tăng thời lượng liên lạc điện thoại mỗi lần không quá 10 phút và có thể hơn 10 phút trong trường hợp cấp bách.

8. Về tha tù trước thời hạn có điều kiện

Đây là quy định mới của Luật nhằm thống nhất với quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 bổ sung Mục 3, Chương III, gồm 16 điều, từ Điều 57 đến Điều 72 quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện, bao gồm các quy định về thời điểm; hồ sơ đề nghị; thi hành quyết định; hồ sơ quản lý; nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; nghĩa vụ, việc lao động, học tập, rút ngắn thời gian thử thách, thủ tục rút ngắn thời gian thử thách; thực hiện việc kiểm điểm, việc vắng mặt tại nơi cư trú; xử lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ hoặc vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết trường hợp phạm nhân đã được đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật; hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; trách nhiệm của gia đình người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Trên đây là những điểm mới, nổi bật và đáng chú ý của Chương III – Thi hành án phạt tù Luật Thi hành án hình sự năm 2019./.

Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp CATP

Đọc thêm: Biểu mẫu thi hành án hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !