logo-dich-vu-luattq

Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam

1. Khái niệm về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, sứ mệnh của quân đội là vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là quốc kỳ Việt Nam có thêm dòng chữ Quyết thắng màu vàng ở góc phía trên bên trái. Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam nói rằng Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hộ.

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Xem thêm: Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam

2. Khái quát về Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là đạo luật quy định tổ chức và hoạt động, quyền và nghĩa vụ cũng như công tác quản lí sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được Quốc hội Khoá X, kì họp thứ 6 thông qua ngày 21.12.1999, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 0967 370 488

Văn bản luật đầu tiên quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là Luật quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 29.4.1958. Qua hơn 20 năm thực hiện, Luật năm 1958 được thay thế bởi Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1981 và được sửa đổi, bổ sung năm 1990. Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 là đạo luật thứ ba về sĩ quan quân đội của Nhà nước ta ban hành, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Mục tiêu của việc ban hành Luật năm 1999 là nhằm quy định rõ trách nhiệm, nghĩa Vụ và quyền của các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ cũng như nguồn đào tạo và sử dụng sĩ quan dự bị phù hợp với Hiến pháp năm 1992 cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong thời kì phát triển của đất nước.

Tương ứng với các mục tiêu đó, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật là những quan hệ về tổ chức, hoạt động của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh và khẳng định trước hết là vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn, các quyền và nghĩa vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong quân đội cũng như trong bộ máy nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về cơ cấu, Luật có 7 chương, 51 điều với những nội dung cơ bản như sau: những quy định chung, quy định về vị trí, chức năng, nguồn tuyển chọn, bổ sung, quyền, nghĩa vụ và các trách nhiệm của sĩ quan, tiêu chuẩn, hệ thống cấp bậc, ngạch sĩ quan; quy định về quân hàm, chức vụ Sĩ quan, việc thăng cấp, giáng cấp; quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan; quy định về sĩ quan dự bị; quy định về quản lí nhà nước về sĩ quan; quy định về khen thưởng và xử lí vị phạm.

Nội dung của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 có nhiều điểm mới cơ bản so với Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1981 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1990 như bổ sung thêm điều kiện để trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và chịu sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lí thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ngoài ra còn bổ sung các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là các quy định về các quyền và quyền lợi của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cùng các quy định đảm bảo các quyền lợi đó. Luật cũng quy định cụ thể về các chức vụ do sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đảm nhiệm, việc bổ nhiệm các chức vụ đó và các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể cho các chức vụ, hạn tuổi cao nhất mà các sĩ quan được phục vụ trong các chức vụ và cấp bậc trong quân đội, các chế độ đối với các sĩ quan như chế độ đào tạo và bồi dưỡng, chế độ khám chữa bệnh và điều trị đối với sĩ quan và người thân; các quy định cụ thể về sĩ quan biệt phái, sĩ quan dự bị, quản lí nhà nước đối với sĩ quan, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành khác, các chế độ khen thưởng, xử lí vi phạm đối với các sĩ quan Quấn đội nhân dân Việt Nam. ` Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 cũng là cơ sở pháp lí quan trọng trong việc tăng cường quản lí và sử dụng các sĩ quan cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

3. Tính đặc thù về địa vị pháp lý của sĩ quan

Thứ nhất, bản thân sĩ quan phải đáp ứng những yêu cầu cao về những tiêu chuẩn riêng có so với chủ thể người lao động khác trong hệ thống pháp luật. Tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, quy định chi tiết những yêu cầu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ chính trị, khoa học chính trị, kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật; năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; lý lịch, tuổi đời và sức khỏe. Đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và Nhân dân, với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, đó là sự khác biệt trong quan hệ lao động

Đối với người lao động nói chung, địa vị pháp lý sẽ thứ tự là quyền – nghĩa vụ và trách nhiệm (Điều 5 Bộ Luật lao động) với 5 nhóm quyền lợi cơ bản và 3 nhóm nghĩa vụ; thêm vào đó tại Điều 7 Bộ Luật Lao động quy định 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm và chế định về tổ chức công đoàn đều hướng về phía người sử dụng lao động và các chủ thể khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ngay cả đối với quân nhân chuyên nghiệp (lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội), mặc dù chế độ, chính sách được bảo đảm như sĩ quan thì địa vị pháp lý cũng thứ tự là quyền – nghĩa vụ (Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng). Trong khi đó, tại hệ thống các đạo luật quy định về địa vị pháp lý của sĩ quan các thời kỳ thì nghĩa vụ, trách nhiệm bao giờ cũng được đặt lên trước.

Nếu như trong các quan hệ lao động thông thường, sự thỏa thuận về tiền lương, điều kiện làm việc, phương tiện làm việc là yếu tố quyết định mà ở đó người lao động có quyền tự chủ, tùy thuộc vào năng lực, khả năng đáp ứng và nhu cầu của bản thân. Nhưng đối với “người lao động” đặc biệt là sĩ quan, thì người sử dụng lao động là nhân dân, là Nhà nước. Khách thể của quan hệ lao động đặc biệt này rất thiêng liêng và trừu tượng, đó là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là độc lập tự do, là sự bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. “Thỏa thuận lao động” là chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên và sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. “Địa điểm làm việc” có thể là biên giới, hải đảo, là địa bàn chiến lược đầy khó khăn, gian khổ… “Phương tiện làm việc” là vũ khí, trang thiết bị quân sự ẩn chứa những yếu tố nguy hiểm, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Về “thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi”, đối với các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu khác hoàn toàn với người lao động bình thường. Theo đó, những nhu cầu về cuộc sống, tình cảm, trách nhiệm với gia đình, người thân không phải khi nào cũng được đáp ứng. Những rủi ro trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, rèn luyện luôn thường trực, sĩ quan có thể bị suy giảm sức khỏe, bị thương, hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ bất cứ khi nào.

Thứ ba, tại Bộ luật Hình sự hình sự quy định nhóm các tội danh xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu (Chương XXV – Bộ luật Hình sự năm 2015), theo đó, nếu người phạm tội là sĩ quan thì bị áp dụng khung hình phạt nặng hơn. Ví dụ, tại Điều 396 (Tội cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ), quy định: Người cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ dẫn đến người đó không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ được giao, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Phạm tội là chỉ huy hoặc sĩ quan thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Đối với pháp luật hình sự, các nhóm tội liên quan đến chức trách, nhiệm vụ thì quy định cụ thể chủ thể là tình tiết tăng nặng trong khung hình phạt cũng là sự cá biệt, thể hiện tầm quan trọng, vị trí, vai trò của sĩ quan trong đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực quân sự – quốc phòng nói riêng.

Ngoài ra, tính đặc thù của quân đội còn có những chi phối, ảnh hưởng khác đến đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe của sĩ quan. Đó là sự ổn định về vị trí làm việc (sự điều động, di chuyển); quy định về độ tuổi và trần quân hàm (so với các đối tượng khác phục vụ trong lực lượng vũ trang là quân nhân chuyên nghiệp và công an)… Hơn nữa trong trường hợp thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị thì sĩ quan chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị và quan hệ lao động chưa thực sự chấm dứt về nghĩa vụ và trách nhiệm. Và khi sĩ quan rời quân ngũ sẽ ít hoặc không có cơ hội để hòa nhập vào thị trường lao động.

4. Tiêu chuẩn của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ nhất, tiêu chuẩn chung:

– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

Tìm hiểu thêm: Debate: Marriage Law

– Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

– Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

– Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

Thứ hai, tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

5. Một số nội dung cơ bản về sĩ quan dự bị quân đội nhân dân Việt Nam

5.1. Đối tượng áp dụng

– Sĩ quan dự bị, hạ sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ.

– Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của sĩ quan dự bị.

– Cán bộ, công chức, viên chức không thuộc hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; công dân tốt nghiệp đại học trở lên; sinh viên khi tốt nghiệp đại học được tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị.

– Học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở, đủ tiêu chuẩn, điều kiện phong quân hàm sĩ quan dự bị.

– Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

5.2. Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị

– Đối tượng tuyển chọn

+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;

+ Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên;

+ Sinh viên khi tốt nghiệp đại học.

– Tiêu chuẩn tuyển chọn

+ Tiêu chuẩn chung

Có lịch sử chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc có đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;

Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn đất đai

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân;

Có trình độ, kiến thức chuyên môn, học vấn, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng; sức khỏe từ loại 01 đến loại 03 theo quy định tuyển chọn sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

+ Tiêu chuẩn cụ thể

Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ, hạ sĩ quan dự bị đã giữ chức phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và tương đương; tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, nếu thiếu, tuyển chọn đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tuyển chọn trình độ học vấn lớp 7 trở lên;

Tuổi đời đối với quân nhân chuyên nghiệp không quá 35, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sĩ quan dự bị không quá 30;

Cán bộ, công chức, viên chức tuổi đời không quá 35; riêng đào tạo sĩ quan dự bị ngành y, dược, tuổi đời không quá 40; đào tạo sĩ quan dự bị chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;

Công dân tốt nghiệp đại học trở lên, tuổi đời không quá 35; sinh viên khi tốt nghiệp đại học, tuổi đời không quá 30.

– Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị

+ Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc (đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học và hạ sĩ quan dự bị); hồ sơ quân nhân (đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ);

+ Bản thẩm tra xác minh lý lịch;

+ Phiếu (giấy) khám sức khỏe;

+ Bản sao chụp các văn bằng, chứng chỉ, bản công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.

– Thời gian, ngành đào tạo sĩ quan dự bị

+ Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên đào tạo sĩ quan dự bị bộ binh, chính trị và ngành y, dược là 03 tháng;

+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ đào tạo sĩ quan dự bị bộ binh; sinh viên khi tốt nghiệp đại học đào tạo sĩ quan dự bị bộ binh và ngành y, dược là 04 tháng;

+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ đào tạo sĩ quan dự bị quân chủng, binh chủng là 05 tháng.

Tìm hiểu thêm: Luật sở hữu đất đai mới nhất

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !