Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có mấy chương điều? nội dung sau sẽ giải đáp cụ thể hơn.
Nội dung chính
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng các điều kiện tuyển chọn quân.
Xem thêm: Luật nghĩa vụ quân sự gồm mấy chương mấy điều
Việc quản lý hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam đang được thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 do Quốc hội ban hành.
Quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự
Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có mấy chương mấy điều?
Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19-6-2015 là sự điều chỉnh cần thiết để kịp thời khắc phục những bất cập của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, năm 1994 và năm 2005), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đây là cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc;
Nhờ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân được bảo đảm và không ngừng được nâng cao, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
So với Luật cũ, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã được sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện.
Tham khảo thêm: Luật công chứng 2021 và các quy định của pháp luật về thủ tục công chứng
Cụ thể, về kết cấu, Luật mới gồm 09 chương, 62 điều; so với Luật cũ, giảm 02 chương, 09 điều do bỏ chương “Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp” gồm 04 điều (sẽ có luật riêng), 10 chương còn lại viết gọn thành 09 chương, không có điều nào được giữ nguyên.
Về nội dung, Luật mới cơ bản kế thừa có chọn lọc Luật cũ, sắp xếp, trình bày một cách chặt chẽ, khoa học hơn và đã sửa đổi, bổ sung một số vấn đề
Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có mấy chương mấy điều? câu trả lời là gồm 09 chương, 62 điều.
Điểm mới trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015
Luật nghĩa vụ quân sự 2015 bổ sung một số vấn đề mới đáng chú ý như sau:
– Kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đối với sinh viên được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.
So với Điều 12 của Luật cũ, thì Điều 30 Luật mới còn có sự thay đổi đáng chú ý là: cụm từ “Công dân nam đủ mười tám tuổi” được thay bằng cụm từ “Công dân đủ 18 tuổi”, để thể hiện công dân nữ đủ 18 tuổi cũng có thể nhập ngũ, đáp ứng yêu cầu, nguyên tắc bình đẳng giới;
Tạo điều kiện cho công dân nữ rèn luyện và trưởng thành trong môi trường quân đội, góp phần tạo nguồn cán bộ nữ cho địa phương.
Điều 4 của Luật cũ “Công dân nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ”, được khoản 2 Điều 6 của Luật mới sửa thành “Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ”.
– Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
Tìm hiểu thêm: áp dụng tương tự pháp luật
Điều 21 của Luật mới quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng;
Trong khi đó, Điều 14 của Luật cũ quy định thành 2 mức: 18 tháng dành cho hạ sĩ quan và binh sĩ nói chung; 24 tháng dành riêng cho hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ trên tàu hải quân.
Quy định như trong Luật mới sẽ bảo đảm đủ thời gian huấn luyện quân sự, kỹ thuật, chiến thuật, giáo dục chính trị;
Qua đó, giúp cho quân nhân nâng cao được bản lĩnh chiến đấu, kỹ năng khai thác, làm chủ các loại vũ khí, trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Ngoài ra còn có một số điểm mới như hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba.
– Quy định mới về tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ;
– Công nhận thực hiện nghĩa vụ quân sự và hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
– Đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự;
– Chế độ, chính sách. Để động viên, khuyến khích công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự;
– Các hành vi bị nghiêm cấm. Đây là nội dung hoàn toàn mới, được quy định tại Điều 10 của Luật mới. Theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm là: trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự;…
Đọc thêm: Luật đất đai mới nhất 2013