logo-dich-vu-luattq

Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại

Mua bán hàng hoá là một trong những hoạt động thương mại bên cạnh hoạt động cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại,… Để thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả các chủ thể cần nắm được đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Do đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc điểm của mua bán hàng hoá trong thương mại là gì.

  • Một số quy định của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử
  • Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá
  • Hướng dẫn đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá trong năm 2021

Mua bán hàng hoá.

Mua bán hàng hoá là việc bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và được nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và có quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

Xem thêm: Luật mua bán

(Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

Hình thức của mua bán hàng hoá thể hiện qua Hợp đồng (HĐ) mua bán hàng hoá

Phân biệt giữa HĐ mua bán hàng hoá

Điểm khác biệt lớn nhất giữa HĐ mua bán hàng hoá và HĐ mua bán tài sản nằm ở mục đích:

  • HĐ mua bán hàng hoá nhằm mục đích sinh lời.
  • HĐ mua bán tài sản có thể nhằm sinh lời, hoặc tặng cho, hoặc tiêu dùng, sở thích ….

VD1. Anh A mua 10 chiếc xe máy của Công ty B để bán lại cho C nhằm mục đích sinh lời. Đây là HĐ mua bán hàng hoá.

VD2. A mua 1 chiếc xe máy cũ của anh B nhằm mục đích tặng cho chị C, không nhằm mục đích sinh lời. (B bán cho A với mục đích là sở thích) nên Đây là HĐ mua bán tài sản.

  • Chú ý: Nếu một trong hai bên chủ thể nhằm mục đích sinh lời thì được coi là HĐ mua bán hàng hoá.

Như vậy có thể thấy, HĐ mua bán hàng hoá là một dạng cụ thể của HĐ mua bán tài sản.

Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại

Hoạt động mua bán hàng hoá được thể hiện qua hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá. Do đó đặc điểm của mua bán hàng hoá chính là đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá.

Chủ thể: Chủ yếu là thương nhân hoặc các cá nhân, tổ chức hoạt động liên quan đến thương mại. Trong đó

  • Thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, mang tính chất thường xuyên và phải có đăng ký kinh doanh. Tức là cá tổ chức, cá nhân hoạt động nhằm mục đích sinh lời.
  • Ngoài ra chủ thể của HĐ mua bán hàng hoá cũng có thể không phải là thương nhân.

Tìm hiểu thêm: Tội ngoại tình trong luật hình sự

VD: HĐ mua bán 1 chiếc xe máy giữa anh A và Công ty B với mục đích như sau. Đối với Công ty B đây nhằm mục đích sinh lời, đối với anh A nhằm mục đích tiêu dùng.

Theo quy định Luật Thương mại 2005 cứ HĐ nào có mục đích sinh lời của cả hai bên hoặc một trong hai bên thì sẽ coi là HĐ mua bán hàng hoá.

Như vậy có thể thấy chủ thể của hợp đồng này một bên là thương nhân (công ty B vì nhằm mục đích sinh lời) một bên là anh A không phải là thương nhân (vì không nhằm mục đích sinh lời).

Ngoài ra theo khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại 2005 quy định nếu khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá giữa một bên là thương nhân, một bên không là thương nhân thì pháp luật sẽ ưu tiên cho bên không phải là thương nhân lựa chọn luật áp dụng. (có thể là BLDS hoặc Luật Thương mại tuỳ thuộc vào bên nào có lợi cho thương nhân)

Xem thêm bài viết “Thành lập công ty trọn gói” tại chuyên mục “Dịch vụ doanh nghiệp

Đối tượng: Hàng hoá.

Hàng hoá gồm:

  • Tất cả các loại động sản (bao gồm cả động sản hình thành trong tương lai).
  • Những vật gắn liền với đất.

(Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005).

Trong đó:

  • Động sản là những tài sản không phải là BĐS.
  • BĐS gồm: Đất đai – nhà hoặc công trình xây dựng được gắn liền với đất – Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng – tài sản khác
  • Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. BĐS và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

(Theo Bộ luật Dân sự 2015)

Vật là bất kỳ vật chất nào ở trạng thái (rắn, lỏng, khí), tuy nhiên về mặt pháp lý vật ở đây được hiểu là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người. Do đó, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác thì lại không được coi là vật.

  • Ví dụ: Nước suối, nước sông, không khí trong tự nhiên… không được coi là vật. Nhưng nếu đóng vào bình nước, bình khí thì lại được coi là vật.

Tham khảo thêm: Hành vi trái pháp luật là gì? Phân biệt hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật?

Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, thì vật phải có đặc tính là tài sản nằm trong sự chiếm hữu của con người, có giá trị và là đối tượng của giao dịch dân sự.

Lưu ý: Phân biệt Hàng hoá với tài sản:

Điểm khác biệt thể hiện bản chất của hàng hoá với tài sản nằm ở chỗ: Hàng hoá được dùng để lưu thông nhằm mục đích sinh lời, tài sản thì có thể nhằm mục đích sinh lời không nhằm mục đích sinh lời.

Do đó, Hàng hoá là một dạng của tài sản, có phạm vi hẹp hơn tài sản.

Hình thức: Thể hiện thông qua hợp đồng

Hợp đồng thể hiện bằng: Lời nói – Văn bản – Hành vi cụ thể.

(Đối với từng loại hợp đồng của mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó)

(Điều 24 Luật Thương mại 2005)

Ví dụ: HĐ mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, fax, thông điệp dữ liệu.

Trên đây là tư vấn về vấn đề đặc điểm của mua bán hàng hoá trong thương mại. Trường hợp có bất kỳ vấn đề nào liên quan, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Hotline: 0967 370 488 (Mr.Lâu)
  • Gmail: info@dichvuluattoanquoc.com
  • Website: https://inslaw.vn/

Bạn đang xem bài viết “Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại trong nước và quốc tế” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Tham khảo thêm: Bộ luật lao động 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và quy định mới về an toàn lao động

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !