logo-dich-vu-luattq

Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là gì ?

1. Khái niệm lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi

Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là gì (Hành vi) nhận lợi ích vật chất do (đã hoặc sẽ) tác động đến người có chức vụ, quyền hạn để người này giải quyết công việc cho bên đưa lợi ích vật chất đó.

Lợi dụng được hiểu là dựa nào điều kiện thuận lợi nào đó để làm một việc, hoặc để mưu lợi một việc không chính đáng.

Xem thêm: Lợi dụng là gì

Chức vụ được hiểu là một vị trí, một vai trò trong một tổ chức, trong tập thể

Trục lợi được hiểu là kiếm lợi ích một cách không chính đáng.

Từ đó có thể hiểu lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là việc một người dựa vào vị trí của mình trong công việc để gây ảnh hưởng tới người khách với mục đích đạt được lợi ích không chính đáng. Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trụng lợi được quy định trong điều 358 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

2. Dấu hiệu phạm tội

Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi được coi phạm tội khi thỏa mãn tất cả các dấu hiệu tội phạm dưới đây:

– Là hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội, khi hành vi này gây thiệt hại về tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc gây thiệt hại về lợi ích phi vật chất.

Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi với tội nhận hối lộ và các tội khác, ở tội nhận hối lộ, người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, còn người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi chỉ dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc không được phép làm.

– Chủ thể của hành vi là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đã đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Lỗi của người phạm tội này là lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Khi được quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và hành vi thỏa mãn theo mô tả của điều này được coi là hành vi phạm tội.

3. Quy định của pháp luật

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358, theo đó

“Điều 358. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

Đọc thêm: Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

4. Cấu thành tội phạm

Về khách thể của tội phạm

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi thuộc nhóm tội phạm về chức vụ. Theo đó, khách thể của nhóm tội phạm này là những quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

Về mặt khách quan của tội phạm

Theo mô tả tại Điều 358, thì hành vi khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (vật chất và tinh thần). Thủ đoạn nhận tiền, tài sản,… có thể nhận trực tiếp từ người đưa hoặc qua một hoặc nhiều người trung gian, có thể nhận trước hoặc nhận sau khi thực hiện yêu cầu của bên đưa.

Hành vi lợi dụng, chức vụ quyền hạn đòi, nhận hoặc sẽ nhận lợi ích bất kì nhằm “dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm”.

Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người khác là hành vi sử dụng mối quan hệ giữa mình với người khác mà người này cũng là người có chức vụ , quyền hạn, mối quan hệ này do chức vụ, quyền hạn đem lại cho người phạm tội , do có chức vụ, quyền hạn nên có ảnh hưởng nhất định đối với người bị thúc đẩy

Người bị thúc đẩy khi bị người phạm tội thúc đẩy đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của mình hoặc làm một việc không được phép làm. Người bị thúc đẩy có thể là người phạm tội chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nếu hành vi của người này là trái công vụ nhưng cũng có thể không phạm tội nếu hành vi của họ không trái với công vụ và họ không biết được mục đích của người thúc đẩy. Ở tội phạm này, người phạm tôi sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình và trực trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp ở chỗ người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây ảnh hưởng đối với người khác khiến người bị ảnh hưởng phải làm theo Gian tiếp ở chỗ, người phạm tội giải quyết theo yêu cầu của người đưa tiền , tài sản hay lợi ích vật chất khác thông qua một người có chức vụ, quyền hạn khác . Đối với tội lợi dụng chức vụ , quyền hạn trong khi thi hành công vụ , người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của chính mình để thực hiện hành vi làm trải công vụ. Người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trực tiếp nhằm thực hiện hành vi phạm tội

Phân biệt tội này với tội nhân hối lộ ở chỗ, tội nhận hối lộ thì chủ thể trực tiếp làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Còn ở tội này, chủ thể dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn khác làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa lợi ích bất kì.

Về chủ thể của tội phạm

Đọc thêm: Thời điểm đủ 5 năm liên tục là gì

Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi là người có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự ở đây có thể hiểu là trường hợp người phạm tội đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi, không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi hình sự. Và họ là người có chức vụ. Theo quy định tại Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2015, thì “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.”

Về mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

5. Khung hình phạt

– Khung hình phạt cơ bản của tội này là hình phạt tù từ 01 năm đến 06 năm đối với:

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

+ Lợi ích phi vật chất.

– Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 2 Điều 358, thì khung hình phạt là phạt tù từ 06 năm đến 13 năm đối với hành vi phạm tội:

+ Có tổ chức, là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, người phạm tội và người có chức vụ, quyền hạn cùng cấu kết, phân công nhiệm vụ với nhau.

+ Phạm tội 02 lần trở lên, mỗi lần đều có đủ yếu tổ cấu thành tội phạm nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

– Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 3 Điều 358, khung hình phạt là phạt tù từ 13 năm đến 20 năm đối với hành vi:

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

– Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 4 Điều 358, khung hình phạt là phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân với hành vi:

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Tìm hiểu thêm: Chủ hộ kinh doanh cá thể là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !