logo-dich-vu-luattq

Kiêm nhiệm là gì?

Hiện nay khái niệm kiêm nhiệm không còn là một khái niệm mới đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề kiêm nhiệm hiện nay rất nhiều Khách hàng có những thắc mắc.

Trong đó, nổi bật là những nội dung như kiêm nhiệm là gì? Mức phụ cấp đối với kiêm nhiệm? Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm như thế nào? Chính vì vậy, trong bài viết lần này chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp một số những thắc mắc nêu trên.

Xem thêm: Kiêm nhiệm là gì

Kiêm nhiệm là gì?

Kiêm nhiệm hay chức vụ kiêm nhiệm là chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Viẹt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Khi Khách hàng đã nắm rõ Kiêm nhiệm là gì thì tiếp theo trong nội dung bài viết chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến Mức phụ cấp và cách tính trả chế độ phụ cấp khi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo cùng các vấn đề liên quan.

Mức phụ cấp và cách tính trả chế độ phụ cấp

Thứ nhất: Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

– Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:

Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 6 – Nghị định số 204/2004/ND-CP, cụ thể:

“Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khing (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.”

– Cách tính trả phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công thức sau:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác = Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm x Mức lương tối thiểu chung x (10%).

Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Thứ hai: Mức phụ cấp, nguyên tắc và cách tính trả phụ cấp kiêm nhiệm đối với sỹ quan

– Mức phụ cấp và cách tính trả đối với sỹ quan:

Căn cứ Thông tư số 25/2001/TT-BQP thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành, ban hành ngày 12/02/2007, có hiệu lực từ ngày 13/03/2007. Đối với sỹ quan hưởng phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng công thức =10% mức lương cấp hàm + phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Công thức được xác định: mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh = hệ số lương cấp hàm + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng x mức lương cơ sở x 10%.

– Nguyên tắc:

+ Sỹ quan đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, sỹ quan đang giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian công tác các chức vụ đó. Nếu chức danh lãnh đạo đó chấm dứt vì bất ky một lý do nào như miễn nhiệm, bãi nhiệm thì tháng tiếp theo sẽ không được hưởng nữa.

+ Sỹ quan đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, sỹ quan đang giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội thuộc biên chế trả lương áp dụng theo chế độ tài chính hiện hành của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm, được tính bắt đầu từ khi có quyết định bổ nhiệm chức danh khác có hiệu lực thi hành.

+ Mức phụ cấp kiêm nhiệm không được tính vào lương khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Thứ ba: Những trường hợp kiêm nhiệm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo

Tham khảo thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính lợi nhuận ròng

– Phạm vi áp dụng:

Quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BNV như sau:

“Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).”

– Mức phụ cấp:

Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 04 mức: 0.5; 0.3; 0.2 và 0.1 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc thực hiện từ ngày 01/10/2004 như sau:

+ Mức 1, hệ số 0.5; áp dụng đôi với:

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 2, Bảo vệ sức khỏe Trung ương 3, Bảo về sức khỏe Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu nghị và phòng Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống Nhất.

Lái xe phục vụ các chức danh từ Phó Thủ tướng Chính Phủ và tương đương trở lên.

+ Mức 2, hệ số 0.3 áp dụng đối với:

Trạm trưởng, Trại trưởng các Trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực hiện nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc.

Cán bộ, viên chức trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy gia tốc điện tuẻ MT-17, máy phát nơtron NA-3C, người xử lý mẫu và nguồn phóng xạ kín, hở, an toàn phóng xạ.

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05.

Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I.

Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao QUốc gia.

Lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương.

Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên cung ứng vật liệu nổ.

+ Mức 3, hệ số 0.2 áp dụng đối với:

Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây non, thuốc quý hiểm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc.

Cán bộ, viên chức bảo vệ, vận chuyển, làm việc với các mẫu và nguồn phóng xạ kín và hở; kiểm tra độ phóng xạ khu vực máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C và trung tâm đo phóng xạ; phục vụ công tác an toàn máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C vệ sinh khu vực máy, kho nguồn và trung tâm đo phóng xạ.

Tổ trưởng các ngành địa chất, khí tượng thủy văn, khảo sát, đo đạc, trồng rừng và điều tra rừng.

Đọc thêm: Block chung cư là gì? Ưu điểm nổi bật của căn hộ chung cư

Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch.

Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước.

Trưởng kho thuộc Cục Dự trữ Quốc gia.

Trưởng kho, Trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.

Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các trại điều dưỡng thương bình nặng, bệnh viện điều trị, trại nuôi dưỡng người tâm thần, bệnh phong.

Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng II.

Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bệnh viện Hữu nghị.

Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao tỉnh, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển Quốc gia làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho các vận động viên.

Lái xe phục vụ các chức danh Thủ trưởng, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.

Phó trưởng kho vật liệu nổ.

+ Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:

Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch.

Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng.

Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.

Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III.

Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế.

Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc.

Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho các vận động viên.

Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ.

Thủ quỹ cơ quan, đơn vị.

Tổ trưởng các ngành còn lại.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến giải đáp thắc mắc Kiêm nhiệm là gì? Khách hàng quan tâm những nội dung trên, có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm: Phát mại tài sản là gì ? Quy định pháp luật về phát mại tài sản

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !