logo-dich-vu-luattq

Khởi kiện dân sự là gì

Quyền của người khởi kiện trong vụ án dân sự có thể kể đến là quyền khởi kiện, quyết định và tự định đoạt, yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc cung cấp chứng cứ, nhờ luật sư hoặc người có đủ điều kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình… Cụ thể vấn đề nêu trên được quy định ra sao, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Quyền khởi kiện là gì ?

Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và quy định cụ thể tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Xem thêm: Khởi kiện dân sự là gì

Khi khởi kiện, cần thỏa mãn các điều kiện cụ thể như sau:

  • Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  • Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền xét xử giải quyết của tòa án;
  • Vẫn còn thời hiệu khởi kiện;
  • Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người khởi kiện và nguyên đơn trong tố tụng dân sự

Theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 thì NGUYÊN ĐƠN trong vụ án dân sự là người cho rằng quyền và hợp pháp của mình bị xâm phạm và là:

  • Người khởi kiện, hoặc;
  • Người được cơ quan tổ chức cá nhân khác khởi kiện thay khi nhận thấy quyền lợi của người đó bị xâm phạm.

Theo Điều 186 và Điều 187 BLTTDS 2015 thì NGƯỜI KHỞI KIỆN là:

  • Chủ thể tự khởi kiện: vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hoặc;
  • Người khởi kiện thay chủ thể khác: khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc lợi ích công cộng hay lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.

Nguyên đơn là đương sự trong vụ án và có tư cách tố tụng tại Tòa án. Trong khi đó người khởi kiện có thể là nguyên đơn nếu chính người đó tự mình khởi kiện, nhưng cũng có thể không phải là nguyên đơn và không có tư cách tố tụng nếu họ chỉ nộp đơn khởi kiện thay cho chủ thể khác.

Đọc thêm: Chứng từ là gì? Các loại chứng từ? Chứng từ kế toán

Dựa vào phân tích ở trên, có thể thấy khái niệm về nguyên đơn và người khởi kiện là khác nhau. Cần phân biệt rõ hai khái niệm này vì rất dễ có sự nhầm lẫn, việc xác định trên có ý nghĩa rất quan trọng trong quy trình tố tụng cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn.

>>> Xem thêm: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự

Quyền của người khởi kiện trong vụ án dân sự

Dựa vào các quy định tại Chương II và một số điều luật nằm trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), người khởi kiện có các quyền cơ bản như chúng tôi sẽ đề cập bên dưới. Trường hợp người khởi kiện đồng thời là nguyên đơn thì có các quyền của đương sự theo Điều 70 và Điều 71 BLTTDS 2015.

Quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự;
  • Có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Quyền quyết định và tự định đoạt:

  • Quyết định việc khởi kiện (Lưu ý là Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện đó);
  • Có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình hoặc thỏa thuận một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện dân sự

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN BỔ SUNG YÊU CẦU KHỞI KIỆN DÂN SỰ

Tìm hiểu thêm: Công ty thương mại dịch vụ là gì

Quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh:

  • Chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (đây đồng thời là nghĩa vụ);
  • Được yêu cầu Tòa án hỗ trợ việc thu thập chứng cứ nếu thuộc các trường hợp luật định.

Quyền bình đẳng:

  • Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội;
  • Bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án.

Được bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:

  • Tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Được Nhà nước bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện: Người khởi kiện có quyền khiếu nại với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện.

Trên đây là bài viết tư vấn về quyền của người khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu hỗ trợ thực hiện hồ sơ khởi kiện, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4 (12 votes)

Đọc thêm: Dịch vụ công là gì ? Tính chất dịch vụ công và việc quản lý cung ứng dịch vụ công

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !