logo-dich-vu-luattq

Dịch vụ công là gì ? Tính chất dịch vụ công và việc quản lý cung ứng dịch vụ công

Tìm hiểu thêm: Full time là gì? Part time là gì? Tại sao môi trường Nhà hàng – Khách sạn chuộng nhân sự Full time lẫn Part time?

1. Dịch vụ công là gì ?

Dịch vụ công (DVC) được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và người dan; vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.

Xem thêm: Diịch vụ công là gì

Cung ứng dịch vụ (Sevice delivery) được hiểu “liên quan đến việc cung cấp hàng hóa công hữu hình và bản thân các dịch vụ vô hình”.

Như vậy, dịch vụ công không chỉ thuần tuý là dịch vụ do Nhà nước cung cấp, bản chất của nó là sự cung ứng hàng hóa, sản phẩm hữu hình hoặc vô hình cho lợi ích công cộng.

Theo đó, xuất hiện các mô hình cung ứng dịch vụ công: mô hình nhà nước cung cấp tài chính và tổ chức cung ứng dịch vụ; mô hình tư nhân cung ứng tài chính và tư nhân tổ chức cung ứng dịch vụ; mô hình liên kết giữa nhà nước và tư nhân trong cung ứng dịch vụ; mô hình “lấp chỗ trống” (thay thế). Khi hoạt động cung ứng dịch vụ còn khoảng trống nào đó chưa được tính đến thì các cá nhân, tổ chức sẽ được quyền đề xuất bổ sung và thực hiện.

Việc cung ứng dịch vụ công được chia thành khu vực cung ứng dịch vụ công cốt lõi. Theo đó, khu vực cốt lõi này sẽ cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở pháp lý và các nguyên tắc trong quản lý công. Đối với khu vực cung ứng dịch vụ công mở rộng, chủ yếu dựa trên nhu cầu người thụ hưởng, do đó mang tính cạnh tranh cao. Hoạt động cung ứng dịch vụ công được thực hiện trên nguyên tắc, cái gì xã hội làm được thì “Nhà nước sẽ chuyển giao”. Nhà nước chỉ đảm nhận cung ứng các dịch vụ công cốt lõi mà không thể thay thế được.

Tìm hiểu thêm: Full time là gì? Part time là gì? Tại sao môi trường Nhà hàng – Khách sạn chuộng nhân sự Full time lẫn Part time?

2. Tính chất của dịch vụ công

Tính chất của dịch vụ công hiện nay đã có nhiều thay đổi. Có thể đưa ra một số thay đổi cơ bản sau:

– Nhu cầu, thị hiếu của người thụ hưởng dịch vụ công thay đổi. Toàn cầu hóa tạo nên một “thế giới phẳng”, do đó, những nhu cầu gắn với thói quen, truyền thống văn hóa của cư dân bản địa dần được bổ sung, dịch chuyển theo khuynh hướng chung của cộng đồng quốc tế. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ, cơ hội mở rộng, giao thoa về kinh tế, văn hóa – xã hội khiến mảng “cầu” trong dịch vụ trở nên đa dạng hơn.

– Sự thay đổi về “cầu” tác động trực tiếp đến nguồn cung và các biện pháp cung ứng dịch vụ: Phạm vi cung ứng dịch vụ mở rộng. Để cạnh tranh, hoạt động cung ứng dịch vụ sẽ tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp hơn, nắm bắt xu thế nhanh nhạy hơn, do đó, việc cạnh tranh cũng quyết liệt hơn do cơ hội lựa chọn của người tiêu dùng nhiều hơn.

– Sản phẩm hàng hóa dịch vụ công thay đổi: các sản phẩm hàng hóa dịch vụ công sẽ chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tích hợp, không thuần nhất gắn với một vùng lãnh thổ hay một nền văn hóa nào do đối tượng thụ hưởng dịch vụ cũng không thuần nhất như trước đây.

– Việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ thay đổi: Đó là khuynh hướng tiện ích, thiết thực, dễ thay đổi mang tính phổ biến. Việc sử dụng sản phẩm dịch vụ dễ bị tác động theo xu thế, trào lưu. Chính những thay đổi trong cung ứng dịch vụ công đặt ra yêu cầu thay đổi trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Tìm hiểu thêm: Full time là gì? Part time là gì? Tại sao môi trường Nhà hàng – Khách sạn chuộng nhân sự Full time lẫn Part time?

3. Quản lý cung ứng dịch vụ công

Cung ứng dịch vụ công là do Nhà nước hoặc khu vực tư thực hiện, tuy nhiên, quản lý cung ứng dịch vụ công lại là chức năng quan trọng của Nhà nước.

Tuy nhiên, vấn đề đưa ra là, nhà nước sẽ quản lý như thế nào và quản lý bằng cách nào để một mặt, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của người dân, của cộng đồng xã hội, mặt khác vẫn bảo đảm sự bình ổn, phát triển lâu dài và theo sát các mục tiêu đã đề ra.

Đọc thêm: Đại lý là gì ? Khái niệm đại lý được hiểu như thế nào ?

Quản lý (hoặc hành chính) – Administration là việc: “Thực thi hoạt động của những người được giao mục tiêu chung. Một cách xem xét hệ thống hành chính là:

(1) Một môi trường kích thích công tác hành chính cũng như tiếp cận những sản phẩm được tạo ra từ những hoạt động của nó.

(2) Các nguồn vào chuyển tải đi khả năng kích thích của môi trường đến công tác hành chính.

(3) Các nguồn chuyển tải đi những kết quả của hành động hành chính đến môi trường.

(4) Quá trình chuyển hóa nguồn vào thành nguồn ra.

(5) Thông tin phản hồi đưa các nguồn ra của một giai đoạn trở lại quá trình chuyển hóa và trở thành nguồn của giai đoạn sau”.

Liên quan đến thuật ngữ quản lý, còn có một cụm từ khác cũng cần được quan tâm, đó là “Quy trình quản lý phù hợp”. Trong tiếng Anh, “Quy trình quản lý phù hợp” (Administrtive due process) được luận giải là: “Một thuật ngữ bao quát một số điểm trong luật hành chính, đòi hỏi các thủ tục hành chính của các cơ quan chính phủ, các uỷ ban phải dựa trên các chỉ dẫn được ghi thành văn bản nhằm bảo vệ các quyền của cá nhân và bảo vệ họ trước việc sử dụng quyền lực hành chính một cách tùy tiện, không công bằng”.

Nhà nước quản lý dịch vụ công thông qua bộ máy hành chính quan liêu. Bộ máy hành chính quan liêu (Bureaucracy) là hệ thống hành chính có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách thông qua các thủ tục đã được tiêu chuẩn hóa và dựa trên khả năng chuyên môn hóa nhiệm vụ. Theo nghĩa ban đầu, nó được mô tả như một phương pháp hành chính được chính thức hóa và hệ thống và hệ thống hóa (mà Max Weber gọi là các quy tắc có thể tính toán được, các tổ chức với những đặc điểm cấu trúc nhằm thúc đẩy hiệu lực và nhằm phấn đấu đạt được một số mục tiêu nhất định).

Tìm hiểu thêm: Full time là gì? Part time là gì? Tại sao môi trường Nhà hàng – Khách sạn chuộng nhân sự Full time lẫn Part time?

4. Quy định mới về cung cấp sản phẩm, dịch vụ công từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

Nghị định số 32/2019/NĐ-CP sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế, chồng chéo trong các quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP và Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg; đồng thời, quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP sẽ phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Đấu thầu năm 2013, hệ thống các văn bản quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP, các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế; thông tin và truyền thông, văn hóa thể thao và du lịch sẽ ban hành trong thời gian tới).

Nghị định 32/2019/NĐ-CP nêu rõ, nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công bao gồm nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên trong các lĩnh vực sự nghiệp và các hoạt động kinh tế theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, trong đó, kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của các bộ, cơ quan trung ương từ nguồn ngân sách trung ương, kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của địa phương từ nguồn ngân sách địa phương; Nguồn phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo pháp luật về phí và lệ phí; Nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá; Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc tổ chức đấu thầu theo quy định từ nguồn ngân sách địa phương.

Về phương pháp và thẩm quyền quyết định giá, đơn giá, mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công như sau: dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện giao nhiệm vụ thì căn cứ số lượng, khối lượng nhiệm vụ; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền phê duyệt dự toán kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện; dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện đặt hàng thì phương pháp định giá, cơ quan có thẩm quyền định giá và trình tự định giá, đơn giá theo quy định của pháp luật về giá và các pháp luật khác có liên quan; với sản phẩm, dịch vụ công ích thì phương pháp định giá, cơ quan có thẩm quyền định giá và trình tự định giá, đơn giá, mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật về giá và các pháp luật khác có liên quan.

Giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo chế độ Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo định mức lao động, định mức chi phí (nếu có) do các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền.

Giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng đồng thời các điều kiện: Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Ngoài ra đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao nhiệm vụ trong lĩnh vực thuộc diện Nhà nước cấp phép hoạt động phải đáp ứng thêm điều kiện phải là đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ tài chính theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực; Việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của đơn vị, đã và đang được cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công chưa xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá, thực hiện theo số lượng, khối lượng, chi phí hợp lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tìm hiểu thêm: Full time là gì? Part time là gì? Tại sao môi trường Nhà hàng – Khách sạn chuộng nhân sự Full time lẫn Part time?

5. Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia

Ngày 11/10/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia quy định nguyên tắc, quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Quy chế áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quản lý, vận hành, khai thác các thông tin, dịch vụ, tiện ích trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Việc quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giao dịch điện tử, an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước và các quy định khác có liên quan, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến được thông suốt, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.

Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối thông suốt, liên tục với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, bảo đảm việc vận hành 24 giờ tất cả các ngày trong tuần.

Việc khai thác, sử dụng lại thông tin của tổ chức, cá nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân.

Quy chế nêu rõ các hợp phần của Cổng Dịch vụ công quốc gia gồm: 1- Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; 2- Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; 3- Hệ thống quản lý định danh, xác thực điện tử của Cổng Dịch vụ công quốc gia; 4- Hệ thống thanh toán trực tuyến; 5- Hệ thống đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương; 6- Hệ thống hỗ trợ giải đáp những vấn đề thường gặp trong giải quyết thủ tục hành chính; 7- Giao diện Cổng Dịch vụ công quốc gia; 8- Hệ thống quản trị của Cổng Dịch vụ công quốc gia; 9- Các hợp phần khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Thông tin cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia gồm: Thông tin về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, quyết định công bố thủ tục hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan; thông tin hướng dẫn, hỏi đáp thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, thực hiện nghĩa vụ tài chính có liên quan; thông tin, thông báo về tiếp nhận, trả kết quả, hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; thông tin tiếp nhận, giải quyết phản ánh kiến nghị trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Thông tin cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia cũng gồm thông tin về đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, khảo sát sự hài lòng của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; thông tin báo cáo, số liệu, thống kê liên quan đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công khác; thông tin địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử hướng dẫn của các cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính; thông tin chủ quản, quản lý, duy trì hoạt động Cổng Dịch vụ công; thông tin đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ;…

– Tích hợp, kết nối, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến

Quy chế cũng quy định việc tích hợp, kết nối, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, trong đó, bộ, ngành, địa phương thực hiện tích hợp, kết nối, chia sẻ chính xác, kịp thời đầy đủ thông tin dữ liệu liên quan về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính với hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện thu phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công.

Bộ, ngành, địa phương công khai về đầu mối phối hợp thực hiện với ngân hàng thương mại, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên Cổng Dịch vụ công quốc gia làm cơ sở phối hợp thực hiện nghiệp vụ quyết toán, giải quyết tra soát, khiếu nại.

Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được cấp giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tích hợp, kết nối với hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân.

Đọc thêm: đất rừng phòng hộ là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !