logo-dich-vu-luattq

Khoản 3 điều 116 bộ luật lao động

1. Khái niệm nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Căn cứ Điều 116 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

Xem thêm: Khoản 3 điều 116 bộ luật lao động

– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

Đọc thêm: Luật đền bù đất đai 2020

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

– Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Khi nào về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương?

2. Bình luận và phân tích về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012

Điều 116 quy định hai loại thời gian nghỉ ngơi: thời gian nghỉ về việc riêng và thời gian nghỉ không hưởng lương

Tham khảo thêm: điều 51 bộ luật hình sự

Về thời gian nghỉ việc riêng, theo khoản 1 và khoản 2 Điều luật này, có hai việc được coi là việc riêng của người lao động mà người lao động được quyền nghỉ ngơi để giải quyết. Đó là việc liên quan đến bản thân và thân nhân của người lao động khi kết hôn hoặc chết, bao gồm: bố, mẹ (bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột, ông, bà nội ngoại bị chết; bản thân, bố hoặc mẹ, con, anh, chị, em ruột kết hôn. Tùy từng trường hợp và đối tượng khác nhau (chết hay kết hôn) mà pháp luật quy định thời gian nghỉ và quyền lợi hưởng khác nhau.

So với trước, Điều 116 bổ sung thêm hai nhóm đối tượng: ông/bà nội hoặc ngoại, anh chị em ruột chết và anh chị em ruột kết hôn thì người lao động được nghỉ làm việc. Bởi sự kiện chết hoặc kết hôn của những đối tượng này đều là những sự kiện quan trọng trong gia đình, cần có sự tham gia, chung tay góp sức của nhiều thành viên. Hơn nữa, với quy mô gia đình ít con như hiện nay, việc chia sẻ trách nhiệm với tư cách là cháu ruột hoặc anh chị em ruột trong các trường hợp này là cần thiết, phù hợp với đạo lý và truyền thống, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, Điều luật quy định trong các trường hợp nghỉ này, người lao động không được hưởng lương là không hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu phát sinh trong cuộc sống của mỗi con người, đồng thời không tạo điều kiện cho người lao động yên tâm để giải quyết công việc gia đình. Thiết nghĩ, pháp luật đã cho phép người lao động nghỉ làm việc, thì nên quy định có hưởng lương để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Về thời gian nghỉ không hưởng lương, ngoài thời gian nghỉ về việc riêng như trên, khoản 3 Điều 116 quy định người lao động, nếu có nhu cầu, có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ thêm. Thời gian nghỉ thêm này người lao động không được hưởng lương. Như vậy thời gian nghỉ không hưởng lương, theo quy định của Điều 116, chỉ áp dụng trong trường hợp người lao động nghỉ việc riêng, mà trong thời gian nghỉ theo chế độ, vẫn chưa giải quyết xong công việc gia đình, có nhu cầu nghỉ thêm, không áp dụng cho các trường họp thỏa thuận khác như trước đây. Như thế có nghĩa là, các trường hợp khác (không thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều này) mà người lao động có những công việc khác phát sinh, nếu chỉ sử dụng các loại thời gian nghỉ ngơi vẫn chưa đủ, ví dụ: xây nhà, sau sinh con mà sức khỏe còn yếu, có người thân ốm đau cần chăm sóc V.V.. thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 32 BLLĐ.

Khi nào về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương?

Bên cạnh việc quy định thời gian nghỉ việc riêng theo chế độ, pháp luật cũng tôn trọng nguyên tắc tự do thoả thuận của các bên, đáp ứng nhu cầu của người lao động cần giải quyết các công việc riêng của bản thân và gia đình, bằng việc cho phép người lao động được thoả thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm. Thời gian nghỉ thêm này, dù không được hưởng lương, nhưng được tính là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm, nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Tìm hiểu thêm: điều 146 bộ luật hình sự 2015

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !