logo-dich-vu-luattq

Danh mục hung khí nguy hiểm mới nhất 2022

Hiện nay, xuất hiện trên cả nước nhiều vụ án nghiêm trọng do người phạm tội sử dụng hung khí nguy hiểm để tiến hành gây án. Do đó, mà nhiều người chưa nắm rõ và băn khoăn Danh mục hung khí nguy hiểm.

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến Danh mục hung khí nguy hiểm.

Xem thêm: Hung khí là gì

Hung khí nguy hiểm là gì?

Hung khí nguy hiểm là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Căn cứ Tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hung khí nguy hiểm nêu trên.

Tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn:

Về khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự

Tham khảo thêm: Cách viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Vũ khí là một trong các loại hung khí nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ), bao gồm: Vũ khí quân dụng (súng ngắn, súng trường, súng liên thanh); Vũ khí thể thao (súng trường, súng ngắn thể thao, súng hơi…); Súng săn; Vũ khí thô sơ: Dao găm, kiếm, giáo, mác, mã tấu…quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung nỏ, côn, chông, cạm bẫy

Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

Ví dụ:

Về công cụ, dụng cụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

Về vật có sẵn trong tự nhiên: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…

Tham khảo thêm: Tiền là gì? Bản chất, chức năng của tiền thế nào?

Thủ đoạn nguy hiểm là thủ đoạn đã được hướng dẫn tại điểm 5.1 mục 5 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP).

Danh mục hùng khí nguy hiểm

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào liệt kê danh mục hung khí nguy hiểm. Tuy nhiên, dựa vào những phân tích về hung khí như phần trên có thể giúp xác định hung khí nguy hiểm.

Điều 134 BLHS 2015 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Như vậy, hành vi dùng hung khí nguy hiểm để gây thương tích cho người khác có thể bị xử lý hình sự với mức bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến Danh mục hung khí nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.

Tham khảo thêm: Kiểm tra hành chính là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !