logo-dich-vu-luattq

Hợp thức hóa là gì và các giấy tờ cần thiết bạn cần chuẩn bị

Hợp thức hóa là gì? Thực ra đây là khái niệm được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Chúng ta hãy thử tìm hiểu khái niệm hợp thức hóa trong lĩnh vực bất động sản nhé? Cùng Mogi tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây nhé?

Nội dung chính

Hợp thức hóa là gì và các khái niệm liên quan đến hợp thức hóa nhà đất

Để hiểu rõ hơn thì chúng ta buộc phải nắm rõ được các khái niệm liên quan đến hợp thức hóa.

Xem thêm: Hợp thức hóa là gì

Hợp thức hóa là gì?

Hợp thức hóa là một động từ chỉ hành động. Nó có nghĩa là làm cho sự vật/sự việc ấy trở nên hợp thức. Ví dự như, bạn làm hợp thức hóa các giấy tờ, làm hợp thức hóa các mối quan hệ.

Hợp thức hóa nhà đất là gì?

Đây là một khái niệm nói đến các vấn đề thủ tục giấy tờ nhà đất. Như xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và các tài sản liên quan. Nói đơn giản nhất là cách làm giấy tờ sổ hồng, sổ đỏ.

Tại sao chúng ta lại phải hợp thức hóa nhà đất?

Khi đã hiểu rõ vấn đề hợp thức hóa là gì thì người dân cũng cần nắm rõ vai trò của hợp thức hóa nhà đất trong cuộc sống hiện nay.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nghị định số 43/2014 / NĐ-CP của Luật Đất đai 2013 quy định người được cấp giấy phép mới được thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất; hoặc thế chấp sang tên đổi chủ sở hữu đất.

  • Giá trị nhà chưa được xác minh cũng thấp hơn nhiều so với giá thực tế trên thị trường.
  • Rủi ro cao hơn khi giao dịch bất động sản chưa được xác minh so với bất động sản hợp pháp

Hợp thức hóa là gì và thủ tục hợp thức hóa nhà đất có đơn giản không?

Thực ra, các thủ tục hợp thức hóa giấy tờ nhà đất không hề đơn giản. Thậm chí, ngay cả khi nhà đất của bạn hợp lệ, các giấy tờ hồ sơ đầy đủ. Thủ tục hành chính này cũng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Đó là chưa kể đến các thể loại giấy tờ nhà đất mua bán viết tay.

Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian để làm thì bạn có thể liên hệ với các nơi cung cấp dịch vụ này. Bạn chỉ cần mất một khoản chi phí cho dịch vụ, họ sẽ hỗ trợ các vấn đề liên quan cho bạn.

Hợp thức hóa là gì và các loại giấy tờ cần thiết bạn cần chuẩn bị trước

Việc tìm hiểu thông tin và chuẩn bị trước giấy tờ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nhanh hơn. Đồng thời, nó sẽ giúp bạn bổ sung giấy tờ kịp thời nếu chưa đủ. Vậy những giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện hợp thức hóa nhà đất là gì?

Hợp thức hóa là gì và cần chuẩn bị đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận

Mẫu đơn này bạn cần phải đến Ủy ban nhân dân phường/xã hoặc thị trấn để lấy. Nội dung của mẫu đơn này sẽ bao gồm

  • Tình trạng nhà đất có đang tranh chấp, thế chấp hay không?
  • Xác minh rõ ràng vấn đề về sự phù hợp trong quy hoạch xây dựng dựa trên Giấy phép xây dựng
  • Xác nhận rõ tình trạng nguồn gốc và thời điểm xây dựng cũng như thời gian sử dụng đất

Tham khảo thêm: Lỗi cố ý là gì ? Quy định pháp luật về lỗi cố ý

Nếu như xây dựng trái với giấy phép xây dựng thì bạn sẽ bị lập Biên bản kiểm tra hiện trạng. Trong biên bản sẽ nêu rõ các chi tiết sai so với giấy phép.

Hợp thức hóa là gì và một số giấy tờ cần thiết để hợp thức hóa nhà đất

Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị một số giấy tờ sau như:

  • Giấy phép xây dựng đối với nhà đất cần xin giấy phép
  • Hợp đồng mua bán nhà ở
  • Giấy tờ liên quan đến trường hợp giao nhà hoặc tặng nhà tình thương…
  • Giấy tờ thể hiện quyền sở hữu nhà đất do cơ quan có thẩm quyền cấp theo các thời kỳ
  • Các loại giấy tờ về mua bán hoặc cho tặng, đổi, nhận thừa kế nhà đất đã có công chứng
  • Hợp đồng mua bán nhà đất nếu mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán. Nếu mua từ 01/7/2006 thì cần có giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà để bán
  • Bản án hoặc các quyết định của Tòa án nhân dân giải quyết được vấn đề sở hữu đã có hiệu lực

Nếu như bạn không hoặc chưa có kinh nghiệm, bạn nên nhờ các dịch vụ nhà đất hoặc nhờ luật sư tư vấn. Việc này sẽ giúp bạn tránh được sự hoang mang hoặc thiếu các giấy tờ cần thiết.

Hợp thức hóa là gì và một số giấy tờ khác bạn cần bổ sung

Có thể trong quá trình hợp thức hóa, bạn sẽ cần đến một số giấy tờ sau

  • Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu
  • Bản vẽ sơ đồ nhà đất
  • Bản sao của các giấy tờ liên quan đến vấn đề nạp thuế

Chính vì các yêu cầu về giấy tờ, mà các thủ tục hợp thức hóa khá rắc rối và mất thời gian.

Hợp thức hóa là gì và người được thực hiện hợp thức hóa nhà đất là ai?

Những trường hợp được thực hiện quá trình hợp thức hóa nhà đất dựa theo điều 99, Luật đất đai số 45/2013/QH13. Cụ thể là những trường hợp sau đây

  • Những người sử dụng đất tách thửa hoặc hợp nhất thửa đất đang có
  • Người sử dụng đề nghị cấp mới hoặc đổi hoặc cấp lại giấy tờ bị mất
  • Người đang sử dụng nhà đất với đầy đủ các điều kiện được cấp quyền sử dụng nhà đất
  • Những người được cấp quyền giao đất hoặc cho thuê đất sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực
  • Người được thừa kế, nhận chuyển nhượng, được tặng quyền sử dụng đất…
  • Người được phép sử dụng đất theo kết quả hòa giải đối với nhà đất tranh chấp
  • Những người trúng đấu giá nhà đất và được phép sử dụng
  • Người mua nhà đất
  • Những người sử dụng nhà đất trong các cụm hoặc các khu công nghiệp
  • Những người được nhà nước thanh lý nhà đất hoặc hóa giá nhà đất

Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến nhà đất trước khi quyết định mua. Điều này giúp bạn tránh được các rắc rối trong quá trình làm hợp thức hóa các giấy tờ nhà đất.

Quy trình thực hiện thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Sau khi nắm rõ định nghĩa của hợp thức hóa quyền sử dụng đất là gì thì người dân cũng cần phải tìm hiểu các bước cơ bản trong quá trình thực hiện thủ tục.

Bước 1: Cơ quan nhà nước tiếp nhận các hồ sơ liên quan đến vấn đề hợp thức hóa nhà đất trở thành QSDĐ

Với các hộ gia đình hoặc cá nhân có nhu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ hợp thức hóa đã được nhắc ở trên.

Bước 2: Kiểm tra và điền vào phiếu hẹn trả kết quả

Ủy ban nhân dân cấp Huyện có trách nhiệm giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và hợp thức hóa nhà đất. Đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận, đồng thời kiểm tra và cuối cùng là trả kết quả sau khi nghiệm thu.

Bước 3: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành xác định hồ sơ, xác minh tại chỗ

Tìm hiểu thêm: Chip là gì? Những điều cần biết về chip điện thoại và máy tính

Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ. Nếu cần thiết thì tiến hành kiểm tra tại chỗ. Sau đó, văn phòng sẽ chịu trách nhiệm trong việc xin ý kiến ​​của Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn về việc sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trên đất và tranh chấp đất đai.

Theo điều 100 Luật Đất đai, Văn phòng Đăng ký Quyền Sử Dụng Đất phối hợp với Ủy Ban Nhân Dân Thị Trấn thu thập và khảo sát ý kiến người dân khu vực. Mục đích cuộc khảo sát này nhằm nắm rõ tình trạng và nguồn gốc mảnh đất. Trong trường hợp người trên danh nghĩa sở hữu đất không có các giấy tờ về sở hữu nhà đất theo quy định tại Điều 100 như trên.

Xem xét tình trạng tranh chấp đất đai có thực sự phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt hay không. Khi đã đủ các dữ liệu thu thập trên, đơn vị chức năng chịu trách nhiệm sẽ công khai minh bạch. Giấy tờ được công khai sẽ bao gồm danh sách các trường hợp đủ và chưa đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày.

Nếu đủ điều kiện, thì cấp Giấy chứng nhận, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Sau đó trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá hồ sơ hợp thức hóa bất động sản, đất đai của GCNQSDĐ

Cơ quan Đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc trình bày ý kiến ​​cụ thể các chi tiết được đánh giá không tuân thủ trong hồ sơ hợp thức hóa nhà đất.

Bước 5: Trả hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ

Cơ quan Đăng ký Quyền sử dụng đất chuyển kết quả cho Bộ phận trả hồ sơ lưu trữ hoặc UBND xã để trả lại hồ sơ cho chính chủ.

Thời hạn cấp GCNQSDĐ tối đa cho cơ quan có thẩm quyền là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Một số lưu ý bạn cần biết khi mua bán nhà đất

Nhà đất là một trong những tài sản có giá trị cao. Chính vì thế khi mua bán, bạn cần phải tham khảo các thông tin liên quan để tránh rủi ro.

Dưới đây là một vài lưu ý cơ bản nhất dành cho bạn

  • Hãy tham khảo các thông tin mua bán nhà đất từ các nguồn tin uy tín. Một số trang website bất động sản gợi ý cho bạn như muaban.net, mogi.vn…
  • Hãy kiểm tra thực tế khu vực nhà đất mà bạn đang có nhu cầu mua bán thật kỹ. Đừng nên quá tin tưởng vào các yếu tố quảng cáo.
  • Hãy tham khảo kỹ giá nhà đất trên thị trường, và nên lựa chọn nhà đất phù hợp với khả năng của bạn. Điều này rất quan trọng, nhất là khi bạn cần mua nhà đất trả góp.
  • Hãy tìm hiểu kỹ và nên lựa chọn những nhà đất đã có giấy tờ đầy đủ. Nên lựa chọn thông tin nhà đất chính chủ hoặc mua bán có giấy tờ rõ ràng.

Hợp thức hóa là gì và một số lưu ý tránh rủi ro khi mua bán

Ngoài việc có giấy tờ nhà đất đầy đủ, bạn còn phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Phải tìm hiểu xem bên bán có quyền được bán nhà hoặc đất đó hay không?
  • Nhà đất đó có đang bị tranh chấp hay thế chấp gì không?
  • Nên thỏa thuận kỹ khoản tiền đặt cọc và nên có hợp đồng để tránh tranh chấp
  • Khi mua bán, cần phải kiểm tra thông tin chi tiết có trong hợp đồng mua bán kỹ tránh sai sót.
  • Hợp đồng mua bán nhà đất cần được công chứng rõ ràng để có hiệu lực pháp luật. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn.

Với những chia sẻ trên, chắc chắn sẽ giúp bạn phần nào tránh được một số rủi ro khi giao dịch mua bán. Đặc biệt, nếu bạn cần tham khảo giá nhà đất, hãy tham khảo trên Mogi.vn. Ngoài ra, Mogi còn có rất nhiều thông tin nhà đất cũng như các dự án nổi bật khác nhau dành cho bạn. Chúc bạn nhanh chóng tìm mua được nhà đất phù hợp và hợp thức hóa nhà đất nhanh chóng!

Vân Anh (Content Writer)

Đọc thêm: Quốc lộ là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !