logo-dich-vu-luattq

Hợp đồng tín dụng là gì

Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng. Ngoài ra, hợp đồng tín dụng còn có một số đặc điểm đặc trưng sau đây để phân biệt với các chủng loại hợp đồng khác trong giao lưu dân sự và thương mại. Vậy những đặc điểm của hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (bên vay) nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo đó bên cho vay chuyển giao một khoản tiền tệ cho bên vay sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Xem thêm: Hợp đồng tín dụng là gì

Bản chất pháp lý của Hợp đồng tín dụng

– Là hợp đồng cho vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015; là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

– Bên cho vay là tổ chức tín dụng

Phân loại hợp đồng tín dụng

Để phân loại hợp đồng này, chúng ta căn cứ vào các tiêu chí: thời hạn, tính chất bảo đảm, mục đích…

Căn cứ theo thời hạn sử dụng vốn

– Cho vay ngắn hạn: dưới 01 năm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, tiêu dùng

– Cho vay trung và dài hạn: từ 01 năm trở lên để đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm tài sản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt , tiêu dùng

Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay

– Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba

– Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả tiền vay không được bảo đảm – tín chấp ( uy tín)

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

– Cho vay kinh doanh

– Cho vay tiêu dùng

Căn cứ phương thức cho vay

Tham khảo thêm: Phụ lục gia hạn hợp đồng thuê nhà

– Cho vay từng lần: lập hồ sơ vay vốn theo từng lần

– Cho vay theo hạn mức tín dụng

– Cho vay theo dự án đầu tư

– Cho vay hợp vốn: các tổ chức tín dụng cùng thực hiện cho vay một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng

– Cho vay trả góp: thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay

– Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt

– Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

– Cho vay theo hạn mức thấu chi: cho khách hàng cho tiêu vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán.

Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng

Căn cứ theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN, nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồm những điều khoản cơ bản như:

– Điều khoản về chủ thể cho vay – khách hàng;

– Điều khoản về đối tượng hợp đồng;

– Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay;

– Điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay;

– Điều khoản về phương thức cho vay, việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay, trả nợ trước hạn;

– Điều khoản về lãi suất cho vay, về chuyển nợ quá hạn và một số nội dung khác như quyền và trách nhiệm của các bên, hiệu lực của hợp đồng…

Đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Điều 17, Quyết định 20 VBHN-NHNN quyết định về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định như sau:

Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng trích thưởng, hứa thưởng mới nhất năm 2022

“Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận.”

Theo quy định trên thì hợp đồng tín dụng sẽ có một số đặc điểm sau đây:

Về chủ thể:

– Bên cho vay bắt buộc phải là tổ chức tín dụng, có đủ điều kiện luật định, còn bên vay có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có đủ điều kiện vay vốn do pháp luật quy định.

Về hình thức

– Hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn luôn được lập thành văn bản. Hợp đồng tín dụng ngân hàng đa phần là hợp đồng theo mẫu. Tên gọi có thể là: Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng vay; Khế ước vay vốn; hoặc phụ thuộc vào thời hạn vay, mục đích vay, hợp đồng có thể có thêm các cụm từ: “ngắn hạn”; “trung hạn”; “dài hạn”; “đồng Việt Nam”; “ngoại tệ”; “tiêu dùng”; “đầu tư”… Hợp đồng tín dụng có thể được công chứng, chứng thực phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

Về đối tượng:

– Hợp đồng tín dụng ngân hàng có đối tượng là những khoản vốn được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.

Xem thêm:

>>> Chỉ định thầu áp dụng khi nào

>>> Phân loại các loại quỹ đầu tư chứng khoáng

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0967 370 488 – 0967 370 488

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Tìm hiểu thêm: Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng giáo viên

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !