logo-dich-vu-luattq

Hợp đồng dịch vụ là gì ? Đặc điểm, đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.

Bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp cho bên làm dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc nếu có thoả thuận hoặc việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi; trả tiền cho bên làm dịch vụ theo thoả thuận; có quyền yêu cầu bên làm dịch vụ thực hiện dịch vụ theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác, nếu bên làm dịch vụ vi phạm nghĩa vụ thì có quyền huỷ bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Xem thêm: Hợp đồng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thoả thuận, không được giao người khác làm thay nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ, bảo quản và giao lại cho bên thuê tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ, giữ bí mật thông tin mà mình biết trong thời gian làm dịch vụ, bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao…; có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện, được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê, yêu cầu bên thuê trả tiền công.

1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ

Hiện nay, ở thành phố cũng như ở hàu hết các vùng nông thôn, mạng lưới dịch vụ phát triển tương đối mạnh để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế đã trên đà phát triển và nhu cầu khách quan hình thành các loại dịch vụ.

Trong Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng có những đặc điểm riêng. Các quy phạm của hợp đồng dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ cụ thể như: Dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lí, dịch vụ cung cấp thông tin thương mại, dịch vụ quảng cáo…

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể. Người cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đã nhận. Tuy nhiên, người cung ứng dịch vụ có thể sử dụng những người cộng sự giúp việc cho mình và phải chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra do lỗi của người cộng sự. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác làm thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.

Khi thoả thuận về việc thực hiện công việc dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải đưa ra các yêu cầu của mình về chất lượng, kĩ thuật, các thông số khác… Từ đó, các bên có cơ sở để thoả thuận về các điều kiện cung ứng dịch vụ.

Điều 513 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thoà thuận giữa các bên, theo đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

2. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng dịch vụ

– Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ.

– Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù

Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thoả thuận.

Đọc thêm: Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô

– Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ

Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.

3. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

4.1 Bên sử dụng dịch vụ

Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền thù lao về kết quả công việc mà bên cung ứng dịch vụ đã hoàn thành. Nếu đối tượng của hợp đồng dịch vụ yêu cầu phải có thông tin từ bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp tài liệu, thông tin đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ (dịch vụ pháp lí…). Đối với những loại dịch vụ yêu cầu phải có phương tiện để thực hiện, bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp các phương tiện đó (Điều 515 Bộ luật dân sự năm 2015).

Trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu có những sai sót từ phía cung ứng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu sửa chữa sai sót đó. Nếu sai sót nghiêm trọng và việc sử dụng dịch vụ đòi hỏi phải chi phí thêm, bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Bên sử dụng dịch vụ có quyền hủy hợp đồng nếu bên cung ứng dịch vụ hoàn thành kết quả công việc không như thoả thuận; hoặc hoàn thành công việc nhưng không đúng thời hạn mà do đó công việc không còn ý nghĩa đối với bên sử dụng dịch vụ và yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại nếu có (Điều 516 Bộ luật dân sự năm 2015).

– Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, địa điểm và các thoả thuận khác. Nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận.

4.2 Bên cung ứng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ có thể là cá nhân, tổ chức dùng công sức của mình để hoàn thành, thực hiện một công việc do bên sử dụng dịch vụ chỉ định. Trong thời gian thực hiện hợp đồng phải tự mình tổ chức thực hiện công việc. Khi hết hạn của hợp đồng phải giao lại kết quả của công việc mà mình đã thực hiện cho bên sử dụng dịch vụ.

Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ phải cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền công. Sau khi hoàn thành công việc đúng kì hạn mà bên sử dụng dịch vụ không nhận kết quả của công việc, nếu xảy rạ rủi ro thì bên cung ứng dịch vụ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ.

Trong thời gian thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thể thay đổi những điều kiện dịch vụ nếu việc thay đổi đó không làm phương hại đến lợi ích của bên sử dụng dịch vụ. Trong quy trình thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tự mình chuẩn bị phương tiện, kĩ thuật và tổ chức thực hiện công việc mà mình đã nhận. Do vậy, điều kiện của dịch vụ có thể phải thay đổi cho phù hợp với khả năng của bên cung ứng dịch vụ (khoản 2 Điều 518 Bộ luật dân sự năm 2015).

Trong tình trạng bình thường, bên cung ứng dịch vụ không có quyền thay đổi điều kiện của dịch vụ nếu việc thay đổi đó không mang lại lợi ích cho bên sử dụng dịch vụ. Trường hợp này cần phải thoả thuận với bên sử dụng dịch vụ. Nhưng khi cung ứng dịch vụ, nếu không thay đổi điều kiện của dịch vụ mà sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ thì việc thay đổi điều kiện đó phải hoàn toàn vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ. Trong Trường hợp này, bên cung ứng dịch vụ được phép thay đổi điều kiện của dịch vụ và phải thông báo cho bên sử dụng dịch vụ biết.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thuê cửa hàng

Khi thực hiện dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ biết được việc tiếp tục làm dịch vụ sẽ có hại cho bên sử dụng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng dịch vụ, mặc dù bên sử dụng dịch vụ không đồng ý. Bên sử dụng dịch vụ có thể không biết hoặc không lường thấy hết hậu quả xảy ra nếu tiếp tục thực hiện công việc. Bên cung ứng dịch vụ cần phải giải thích cho bên sử dụng dịch vụ biết sự cần thiết phải chấm dứt hợp đồng dịch vụ sẽ không gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ. Trường hợp này bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán các chi phí cần thiết cho bên cung ứng dịch vụ, phải trả tiền công theo số lượng, chất lượng mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

Khi hợp đồng dịch vụ thực hiện một công việc mà các bên không thoả thuận về kết quả công việc đó, nếu hết hạn của hợp đồng mà công việc chưa được thực hiện xong thì về nguyên tắc, hợp đồng dịch vụ chấm dứt và cần phải thanh toán hợp đồng. Neu bên cung ứng dịch vụ tiếp tục thực hiện công việc đến khi hoàn thành mà bên sử dụng dịch vụ không có ý kiến gì về việc kéo dài thời gian đó thì hợp đồng dịch vụ được coi là kéo dài thời hạn. Trường hợp này, bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán tiền công của thời gian đã kéo dài sau khi hết hạn của hợp đồng (Điều 521 Bộ luật dân sự năm 2015).

5. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Căn cứ theo Điều 520 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ như sau:

“Điều 520. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, nếu bên bạn muốn chấm dứt hợp đồng cung ứng dịch vụ lao động thì công ty bạn phải thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ là công ty liên doanh hoặc chứng minh được bên sử dụng dịch vụ vi phạm hợp đồng là căn cứ để chấm dứt hợp đồng dịch vụ”

Đơn phương chấm dứt hợp đồng cung ứng dịch vụ là một bên đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không cần có sự đồng ý của bên kia. Việc hủy bỏ hợp đồng xảy ra trong những trường hợp bên kia vi phạm là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà 2 bên đã thỏa thuận, do bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp này bên hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại.Hủy bỏ hợp đồng là cơ sở của việc chấm dứt hợp đồng dân sự đã giao kết mặc dù hợp đồng đã có hiệu lực. Khi hợp đồng bị hủy bỏ có nghĩa hợp đồng coi như không tồn tại ngay từ đầu, mặc dù có thể đã được thực hiện một phần.

Điều kiện để một bên hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này là sự vi phạm hợp đồng của bên kia, nhưng bên hủy bỏ hợp đồng không thể hủy bỏ hợp đồng một cách đương nhiên, mà phải thông báo cho bên kia biết việc hủy bỏ hợp đồng, phải nói rõ nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ hợp động. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực kể từ khi giao kết và các bên phải trả lại cho nhau tài sản đã nhận.

Quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Cơ sở chung của các quy định về hủy bỏ hợp đồng là một bên hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ, chậm thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ hoặc không có khả năng thực hiễn nghĩa vụ.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về hợp đồng dịch vụ cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà ngắn gọn và hợp pháp – Kế toán Lê Ánh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !