logo-dich-vu-luattq

Hợp đồng chính và hợp đồng phụ

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Xem thêm: Hợp đồng chính và hợp đồng phụ

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn.

2. Khái niệm hợp đồng là gì? Hợp đồng chính và hợp đồng phụ?

2.1 Hợp đồng là gì?

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Các loại hợp đồng phổ biến?

Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, bao gồm:

>> Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì ? Quy định pháp luật về hợp đồng dân sự

+ Loại hợp đồng song vụ: là loại hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ như nhau đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng.

+ Loại hợp đồng đơn vụ: đây là loại hợp đồng mà chỉ có một bên trong hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

+ Loại hợp đồng chính: là loại hợp đồng mà hiệu lực không bị phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

+ Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

+ Loại hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: đây là hợp đồng mà các bên thực hiện giao kết trong hợp đồng đều phải tham gia thực hiện nghĩa vụ và người hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ đó là người thứ ba trong hợp đồng.

+ Loại hợp đồng có điều kiện: là loại hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc có sự kiện nhất định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.

Tham khảo thêm: Hợp đồng thuê xe vận chuyển

2.2 Hợp đồng chính là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

Vậy hợp đồng chính là “hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào họp đồng phụ”.

2.3 Hợp đồng phụ là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

vậy hợp đồng phụ là “hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào họp đồng chính”.

3. Đặc điểm để phân biệt hợp đồng chính và hợp đồng phụ:

Việc phân loại hợp đồng chính và hợp đồng phụ là dựa trên tính độc lập của hiệu lực hợp đồng. Hợp đồng chính là “hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào họp đồng phụ.” Hợp đồng phụ là “hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào họp đồng chính.” Trong quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ, sự vô hiệu, chấm dứt hoặc hủy bỏ của hợp đồng chính về cơ bản làm chấm dứt hợp đồng phụ nhưng ngược lại sự vô hiệu, chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng phụ không làm chấm dứt họp đồng chính, trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác. Đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nguyên tắc này được áp dụng với một số thay đổi nhất định. Trong trường họp này, hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm có vai trò như họp đồng chính và họp đồng bảo đảm có vai trò như họp đồng phụ; tuy nhiên, sự vô hiệu, chẩm dứt hoặc hủy bỏ của hợp đồng chính trong trường họp này không đương nhiên làm chấm dứt hợp đồng phụ. Tùy từng trường họp, hậu quả pháp lý đối với họp đồng phụ sẽ được giải quyết khác nhau. Nếu các bên chưa thực hiện họp đồng chính (họp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm) thì khi hợp đồng này bị vô hiệu, chấm dứt hoặc hủy bỏ thì hợp đồng phụ (họp đồng bảo đảm) cũng bị chấm dứt theo; còn nếu các bên đã thực hiện (một phần hoặc toàn bộ) họp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm (hợp đồng chính) thì hợp đồng bảo đảm (hợp đồng phụ) lại không bị chấm dứt và bên bảo đảm vẫn có nghĩa vụ bảo đảm theo họp đồng bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Ví dụ minh họa:

4. Khi hợp đồng chính bị vô hiệu thì có dẫn theo hợp đồng phụ vô hiệu không?

Theo quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Hợp đồng vô hiệu:

“1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.“

Theo Điều 116 Bộ Luật dân sư 2015, hợp đồng là một trong các loại giao dịch dân sự. Do đó, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu theo các điều từ Điều 123 đến Điều 133 của BLDS cũng được áp dụng khi xem xét các vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự vô hiệu.

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015, hiệu lực của hợp đồng phụ luôn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Do đó, nếu hợp đồng chính vô hiệu sẽ làm cho hợp đồng phụ vô hiệu theo. Ví dụ, A ký hợp đồng mua nội thất của công ty B và sau đó ký thêm hợp đồng phụ là yêu cầu sẽ chuyển qua cho A, vậy nếu hợp đồng chính là mua nopoij thất vô hiệu thì hợp đồng phụ là vận chuyển tài sản đương nhiên vô hiệu theo. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với hai trường hợp:

Thứ nhất, các bên có thỏa thuận về việc hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính; Ví dụ trong trường hợp các bên ký hợp đồng chính là mua tài sản là đồ nội thất và hợp đồng phụ là trang trí nội thất. Hia bên thảo thuận là hợp đồng trang trí nội thất sẽ thay thế hợp đồng chính thì khi đó hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ vẫn sẽ được thực hiện mà không bị vô hiệu.

Tìm hiểu thêm: Mẫu Hợp đồng ủy quyền thông dụng nhất hiện nay

Thứ hai, đối với quan hệ giữa hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm và biện pháp bảo đảm sẽ áp dụng theo quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. ( Như ví dụ minh họa trong phần 3).

Trong quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ thì hiệu lực của hợp đồng chính là độc lập và không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Tức là, hợp đồng chính chỉ vô hiệu khi nó vi phạm các quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Tuy nhiên, pháp luật vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về sự phụ thuộc hiệu lực của hợp đồng chính vào hợp đồng phụ. Tức là, nếu các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính thì khi hợp đồng phụ vô hiệu sẽ làm chấm dứt hợp đồng chính.

Như vậy, sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng phụ. Tuy nhiên, điều này không phải mặc nhiên áp dụng trong mọi trường hợp. Bởi vì đối với trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ thay cho hợp đồng chính hoặc hợp đồng phụ là các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, ký quỹ… thì hợp đồng chính vô hiệu cũng không làm cho hợp đồng phụ chấm dứt.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

” 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.“

Ví dụ bên A và B ký kết hợp đồng mua đồ nội thất của công ty B với yêu cầu là đúng chủng loại, số lượng và nguồn gốc là từ Thái Lan, nếu sai phạm sẽ thì hợp đồng sẽ đương nhiên bị chấm dứt. Sau đó hai bên có ký thêm hợp đồng phụ là trang trí nội thất cho căn hộ của bên A. Sau khi nhận được số hàng của bên B thì bên A phát hiện hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc chứ không phải từ Thái Lan như hai bên đã thỏa thuận nên bên A yêu cầu hủy hợp đồng. Vậy nếu hai ben không thỏa thuận là hợp đồng phụ sẽ thay cho hợp đồng chính thì cả hai hợp đồng sẽ đương nhiên bị vô hiệu. Theo đó bên B có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về phạt và bồi thường hợp đồng như trong thỏa thuận nếu hợp đồng có quy định, nếu không có thỏa thuận thì theo luật ben B phải nhận lại số hàng và hoàn trả tiền cho bên A, nếu bên A có thiệt hại xảy ra thì bên B có trách nhiệm bồi thường.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Đọc thêm: Hợp đồng hết hạn có phải gia hạn? Quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !