logo-dich-vu-luattq

Hồ sơ dưỡng sức sau sinh

1. Điều kiện để hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh

Căn cứ Điều 41, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định chi tiết về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Xem thêm: Hồ sơ dưỡng sức sau sinh

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Như vậy, bạn sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Đã nghỉ hết thời gian thời gian thai sản được quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Trở lại làm việc ngay sau thời gian nghỉ thai sản nêu trên;

– Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi;

– Được công ty đồng ý cho nghỉ việc.

2. Hồ sơ để hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Căn cứ vào khoản 2.4 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH thì hồ sơ để hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh như sau:

Trường hợp hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật an toàn vệ sinh lao động là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.

Theo quy định trên, khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức thì người sử dụng lao động lập mẫu 01B-HSB để giải quyết chế độ này và người lao động không cần nộp thêm giấy tờ nào khác.

2.1 Cách nhận tiền dưỡng sức sau sinh

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, để được nhận tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (Danh sách 01B-HSB).

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH).

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH thì tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ cho người lao động.

2.2 Thời hạn nộp hồ sơ và giải quyết chế độ dưỡng sức

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

” Điều 103. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội…”

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH có hướng dẫn:

“Điều 5. Trách nhiệm giải quyết và chi trả

4. Thời hạn giải quyết và chi trả

4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”.

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh thì người sử dụng lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Và hồ sơ sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3. Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất

3.1 Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM=

Đọc thêm: Mẫu giấy ủy quyền đăng ký xe máy

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG SỨC SAU SINH

Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (1)………………………………..

– Trưởng phòng Hành chính Nhân sự (2) – Trưởng phòng (3)…………………………………………

Tên tôi là: ………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………..

Số CMND: ……… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp:………….….

Địa chỉ nơi ở hiện tại (4): ……………………………………………………..

Đơn vị công tác (5): ………………………… Chức vụ (6): ……………..

Điện thoại liên hệ (7): ………………………………………………………….

Ngày …… tháng….. năm.…, tôi có sinh con thứ (8) ……… (Sinh mổ/sinh thường) và đã được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của nhà nước là (9)……. tháng (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).

Tuy nhiên, do sức khỏe còn yếu, không đảm bảo để tiếp tục làm việc nên tôi làm đơn này xin nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh là (10)…… ngày (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).

Kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty, Quý phòng ban xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ tôi.

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc đúng thời gian nêu trên và chấp hành đầy đủ các nội quy của công ty .

Tôi xin chân thành cảm ơn.

…………, ngày …… tháng …… năm…….

Giám đốc

(Duyệt)

Phòng Nhân sự

(Xác nhận)

Người quản lý

(Xác nhận)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

3.2 Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(4) Ghi cụ thể số nhà, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…

(6) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép năm 2022

(7) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ dưỡng sức, hoặc có thể là số điện thoại của người thân chăm sóc khi nghỉ dưỡng sức. Trường hợp này bổ sung thêm thông tin của người đó về tên, mối quan hệ.

(8) Ghi cụ thể sinh con lần thứ mấy, sinh một hay sinh đôi và sinh bằng phương thức nào (sinh thường hay sinh mổ).

Người lao động phải ghi chính xác các thông tin này để làm căn cứ giải quyết chế độ quyền lợi khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

(9) Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, được nghỉ thêm 01 tháng.

(10) Căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên về quyền lợi của lao động nữ sau sinh, người lao động xác định số ngày được nghỉ theo chế độ nghỉ dưỡng sức của mình.

4. Sảy thai có được nghỉ chế độ dưỡng sức không ?

Theo Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ khi sẩy thai nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Và tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Như vậy, sau khi nghỉ thai sản xong bạn có thể được nghỉ dưỡng sức tối đa 5 ngày.

5. Nghỉ dưỡng sức sau sinh có được trả lương không ?

Để hỗ trợ một phần thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống thường ngày, mỗi ngày nghỉ dưỡng sức người lao động được nhận một khoản tiền bằng 30% mức lương cơ sở (khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Ví dụ: Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng, nếu tháng 5/2020, người lao động sinh con phải phẫu thuật được nghỉ dưỡng sức 07 ngày thì số tiền mà người lao động này nhận được là: 7 x 30% x 1.490.000 đồng = 3.129.000 đồng.

6. Nghỉ dưỡng sức sau sinh có bắt buộc phải nghỉ liên tục hay không ?

Căn cứ Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Như vậy, người lao động sau khi sinh con được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh trong vòng 30 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc. Các văn bản có liên quan cũng không có hướng dẫn về việc có thể nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức thành nhiều đợt. Do đó, thời gian nghỉ này là liên tục và số ngày nghỉ do người sử dụng lao động quyết định.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật Minh Khuê

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin cấp đất thổ cư

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !