logo-dich-vu-luattq

Xử lý như thế nào khi có hai giấy chứng nhận kết hôn?

Xử lý như thế nào khi có hai giấy chứng nhận kết hôn? Tôi có hai giấy chứng nhận kết hôn với hai người, cả hai đều do cơ quan có thẩm quyền cấp. Vậy khi giải quyết yêu cầu ly hôn với một người thì phải xử lý như thế nào?

Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi để tư vấn. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Xem thêm: Hình giấy kết hôn

Cơ sở pháp lý: Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Nghị định Số: 110/2013/NĐ-CP

Xử lý như thế nào khi có 2 giấy chứng nhận kết hôn:

1. Quy định của pháp luật về việc có hai giấy chứng nhận kết hôn

Giấy chứng nhận kết hôn là loại giấy tờ chứng minh tình trạng một người đã kết hôn, trên thực tế một người đã đăng ký kết hôn được ghi vào sổ hộ tịch. Tuy nhiên giấy chứng nhận kết hôn có ý nghĩa tinh thần đặc biệt với các chủ thể có liên quan và trong nhiều trường hợp giấy chứng nhận kết hôn là loại giấy tờ đặc biệt quan trọng trong các giao dịch hay liên quan đến thủ tục hành chính.

Do vậy, theo quy định của pháp luật một người khi đăng ký kết hôn sẽ được cấp một giấy chứng nhận kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn này do cơ quan có thẩm quyền cấp theo đúng như các điều kiện quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, chủ thể có thẩm quyền.

Đối với trường hợp của bạn, bạn nói rằng có 2 giấy chứng nhận kết hôn với hai người và cả hai giấy chứng nhận kết hôn đều do cơ quan có thẩm quyền cấp, như vậy trong trường hợp của bạn đã có sự vi phạm về việc đăng ký hộ tịch và phải xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Xử lý trong trường hợp có hai giấy chứng nhận kết hôn

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân mỗi người chỉ có một giấy chứng nhận kết hôn, việc bạn có hai giấy chứng nhận kết hôn và đều có hiệu lực pháp luật, trước hết có thể bạn sẽ phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

Theo quy định tại Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn NĐ 110/2013/NĐ-CP như sau:

Đọc thêm: Dịch vụ ly hôn trọn gói

” 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

c) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;

b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;

Tìm hiểu thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.”

Như vậy, bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với việc mình có hai giấy chứng nhận kết hôn tùy vào mức độ quy định như trên.

Tiếp theo, bạn (hoặc chồng bạn – người được xác định tên trên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận kết hôn đã được cấp nhưng trên thực tế trái với quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận kết hôn trái với quy định của pháp luật là giấy kết hôn được cấp nhưng thuộc các điều kiện cấm của pháp luật hoặc do người đi đăng ký sự kiện hộ tịch khai sai, sử dụng giấy tờ giả để được cấp.

Thứ nhất, Bạn hoặc chồng bạn có đơn trình bày hoặc đơn khiếu nại đến UBND nơi đã cấp giấy chứng nhận kết hôn trái với quy định của pháp luật để hủy giấy chứng nhận kết hôn này.

Thứ hai, Bạn hoặc chồng bạn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang hủy giấy chứng nhận kết hôn trái với quy định của pháp luật.

Chú ý: Các trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật hôn nhân gia đình 2014 bao gồm: * Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; * Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; * Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; * Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

3. Ly hôn khi có hai giấy chứng nhận kết hôn

Sau khi có quyết định hủy giấy chứng nhận kết hôn trái với quy định của pháp luật, bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn với người còn lại. Trong trường hợp này do bạn không nói rõ, do đó sẽ rơi vào hai trường hợp:

Thứ nhất, Bạn ly hôn với người có giấy chứng nhận kết hôn thì sẽ tuân theo quy định của pháp luật về thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn. Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết cho bạn.

Thứ hai, Bạn ly hôn với người không có giấy chứng nhận kết hôn, theo Khoản 2 Điều 53 Luật HN và GĐ 2014 quy định như sau: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

» Tư vấn tranh chấp hôn nhân gia đình

» Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình

Tìm hiểu thêm: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !