logo-dich-vu-luattq

Hành hung là gì?

Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là những yếu tố được pháp luật bảo vệ hàng đầu khi nhắc đến quan hệ nhân thân. Tuy nhiên thực tế thấy được rằng có nhiều hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác như hành hung. Hành hung là gì?

Hành hung là gì?

Hành hung là hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội thực hiện một cách cố ý với hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác tác động lên thân thể của người khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người đó.

Xem thêm: Hành hung là gì

Hành vi hành hung người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp, người thực hiện hành hung mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).

Hành hung người khác phạt bao nhiêu tiền?

Khái niệm Hành hung là gì? đã được giải đáp ở nội dung trên, vậy hành hung người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy đối tới trường hợp hành hung người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Hành hung người khác có bị đi tù không?

Trong nội dung trên đã giải thích được khái niệm Hành hung là gì? Vậy hành hung người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi hành hung người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Tham khảo thêm: Cơ quan nhà nước là gì? Đặc điểm cơ quan nhà nước?

Như vậy hành vi hành hung cấu thành tội cố ý gây thương tích khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Chủ thể của tội cố ý gây thương tích là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

– Mặt khách quan của tội phạm: Tội cố ý gây thương tích có hành vi khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi này được thể hiện trong nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội để khiến cho người khác bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe.

– Cách thức thực hiện hành vi phạm tội: Để phân biệt mong muốn gây thương tích và mong muốn giết người khác cần làm rõ được các yếu tố:

+ Phương tiện, công cụ sử dụng có tính sát thương cao hay không: Người phạm tội chỉ lựa chọn phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng (ví dụ sử dụng tay, chân, gậy guộc,…) hay có sử dụng phương tiện, công cụ có tính chất gây sát thương cao nhưng vị trí tấn công không phải vị trí chí mạng, cường độ không lớn (việc sử dụng vũ khí này sẽ là tình tiết định khung hình tăng nặng của tội phạm)

+ Hậu quả của tội cố ý gây thương tích cho người khác là để lại vết thương và được xác nhận bằng kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện hành vi với mong muốn hay để mặc cho kết quả xảy ra, mong muốn cho người khác bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe.

– Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội cố ý gây thương tích đó là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Như vậy tùy thuộc vào hành vi và thương tích gây ra thì hành vi hành hung có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích và áp dụng mức phạt theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự.

Hành hung người khác phải bồi thường như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Thế nào là bạo lực học đường

Chúng ta đã hiểu được khái niệm Hành hung người khác là gì? vậy khi hành hung người khác phải bồi thường như thế nào?

Hành hung là Hành vi xâm hại sức khỏe, gây thương tích cho người khác, dù có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì người thực hiện hành vi hành hung vẫn phải bồi thường theo quy định của Bộ Luật dân sự. Cụ thể như sau:

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

– Ngoài ra còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đọc thêm: Trường giáo dưỡng là gì? Giáo dục tại trường giáo dưỡng?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !