logo-dich-vu-luattq

Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu

Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất lên ủy ban nhân dân là quyền của đương sự khi cho rằng cơ quan có thẩm quyền giải quyết đất xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình. Thủ tục khiếu nại được pháp luật quy định cụ thể. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ những quy định về khiếu nại đất cũng như cách thức thực hiện việc khiếu nại.

>>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Địa Giới Hành Chính

Xem thêm: Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu

Khiếu nại tranh chấp đất đai là gì?

Khiếu nại tranh chấp đất đai là việc người sử dụng đất mặc dù được UBND cấp xã giải quyết tranh chấp đất nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết nên thực hiện quyền khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đất.

>> Xem thêm: Trình Tự Thủ Tục Yêu Cầu Giải Quyết Tranh Chấp Đất Của Chủ Tịch Huyện/Quận

Quyền khiếu nại là quyền của công dân khi cho rằng việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thỏa mãn và không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai?

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Tham khảo thêm: Cách chuyển từ đất vườn sang đất thổ cư

Căn cứ theo quy định tại (Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013) và (Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án.
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại BTNMT hoặc kiện lên Tòa án.

Nội dung đơn khiếu nại

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại
  • Tên đơn khiếu nại (Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai)
  • Tên người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan giải quyết
  • Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người khiếu nịa
  • Đối tượng bị khiếu nại. Nếu là quyết định hành chính thì ghi rõ cơ quan ra quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, số quyết định.
  • Nội dung vụ việc (trình bày rõ ràng, ngắn gọn, trung thực về vụ việc, quyền và lợi ích bị xâm phạm)
  • Căm kết của người khiếu nại.
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)

Thủ tục giải quyết khiếu nại

Giải quyết khiếu nại lần đầu

Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến UBND có thẩm quyền. Người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo thụ lý vụ án trong thời hạn 10 ngày.

Bước 2: UBND có thẩm quyền tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung đơn khiếu nại.

Bước 3: Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại. Kết quả đối thoại là một trong những căn cứ giải quyết khiếu nại.

Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:

  • Người khiếu nại;
  • Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có thể tiếp tục khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện Tòa án theo quy trình tố tụng.

Thủ tục khiếu nại lần hai

Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại.

Đọc thêm: Đất giãn dân là gì? Liệu đất giãn dân sẽ được cấp sổ đỏ không?

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và gửi văn bản thông báo cho người khiếu nại.

Bước 3: Nếu không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo.

Bước 4: Xác minh nội dung khiếu nại

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại.

  • Tổ chức đối thoại
  • Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại
  • Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:

  • Người khiếu nại;
  • Người bị khiếu nại;
  • Người giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.

Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai, người yêu cầu có thể khởi kiện tranh chấp đất đai đến Tòa án cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thủ tục giải quyết sẽ được thực hiện theo thủ tục chung.

Nội dung bài viết trên đây hướng đến khiếu nại giải quyết tranh chấp đất tại UBND có thẩm quyền. Trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu gặp luật sư trao đổi trực tiếp về thủ tục khiếu nại tranh chấp đất đai, quý bạn đọc có thể liên hệ thông qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời mọi vướng mắc pháp lý. Xin cảm ơn.

Scores: 4.3 (15 votes)

Tìm hiểu thêm: Bản mô tả ranh giới mốc giới thửa đất

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !