logo-dich-vu-luattq

Giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài hiện đang ngày càng phổ biến. Để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài này, nhà đầu tư phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gì ?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam về dự án đầu tư tại nước ngoài.

Xem thêm: Giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định tại Luật đầu tư 2020, Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm

  • Mã số dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư.
  • Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
  • Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
  • Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  • Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
  • Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì ?

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Để được cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam, dự án phải đáp ứng các điều kiện sau đây

  • Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật đầu tư, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài
  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
  • Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài .
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Tham khảo thêm: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Tùy vào loại dự án và các yếu tố của dự án, Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được áp dụng như sau:

Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định trên, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không phải có quyết định chủ trương đầu tư

Hiệu lực GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài

GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau đây:

  • Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
  • Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ công ty;
  • Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
  • Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.

Tham khảo thêm: Thu hút đầu tư nước ngoài vào việt nam

Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Trường hợp Điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

  • Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;
  • Thay đổi hình thức đầu tư;
  • Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;
  • Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;
  • Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
  • Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài.

Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi, nộp hồ sơ điều chỉnh đến Bộ KH&ĐT.

Đối với các dự án đầu tư thuộc hiện chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ KH&ĐT thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh GCN.

Trường hợp đề nghị điều chỉnh GCN dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Quý khách hàng cần tìm hiểu thêm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hoặc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ đăng ký đầu tư ra nước ngoài và thủ tục hồ sơ chuyển vốn đầu tư, hãy liên hệ ngay với LawKey theo thông tin trên Website để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ.

Đọc thêm: Nhà đầu tư nước ngoài chứng khoán

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !