logo-dich-vu-luattq

Giấy phép đăng ký kinh doanh của chi nhánh

Trả lời:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Giấy phép đăng ký kinh doanh của chi nhánh

Doanh nghiệp có thể mở chi nhánh tại địa phương nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở hoặc tại tỉnh/thành phố khác. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Tuy nhiên có một số lưu ý về tên Chi nhánh như sau:

Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;

Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”;

Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.

I. Hồ sơ thành lập chi nhánh

1. Hồ sơ thành lập chi nhánh với công ty TNHH 1 thành viên gồm những giấy tờ sau:

Đọc thêm: Thành lập doanh nghiệp dự án

– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;

– Quyết định thành lập chi nhánh của Chủ sở hữu công ty;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

– 01 bản CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu sao y công chứng của người đứng đầu chi nhánh;

– Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp).

2. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên gồm những giấy tờ sau:

Đọc thêm: Thành lập doanh nghiệp dự án

– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;

– Quyết định thành lập chi nhánh của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị;

– Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

– 01 bản CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu sao y công chứng của người đứng đầu chi nhánh;

– Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp).

II. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh

Cách đăng ký thành lập chi nhánh:

– Đăng ký trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư

– Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Trình tự thực hiện đối với cách nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư

– Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh theo quy định.

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động.

– Bộ phận một của nhận hồ sơ thành lập chi nhánh và trả giấy biên nhận.

– Phòng Đăng ký doanh nghiệp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thành lập chi nhánh.

Tìm hiểu thêm: Phòng đăng ký kinh doanh tp hồ chí minh

– Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:

+ Doanh nghiệp nhận Thông báo bổ sung hồ sơ;

+ Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.

– Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:

+ Phòng Đăng ký doanh nghiệp giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp;

+ Phòng đăng ký doanh nghiệp nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Trả kết quả thành lập chi nhánh công ty

+ Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy tại phòng bộ phận một của Phòng Đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo giấy hẹn;

+ Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng mà không sử dụng chữ ký số công cộng: Căn cứ thời gian hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (bản giấy) kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Phòng đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh hoặc thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp – thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

Đối với trường hợp thành lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại.

Lệ phí: 100.000/ lần thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh.

Trên đây là nhưng nội dung và lưu ý cơ bản đối với thủ tục thành lập chi nhánh cửa công ty. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những nội dung mà quý bạn đọc yêu cầu.

Tham khảo thêm: Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không? (Cập nhật 2022)

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !