logo-dich-vu-luattq

Giám đốc là gì? Tổng giám đốc là gì?

Giám đốc và Tổng giám đốc là chức danh giữ vị trí quan trọng trong công ty.

Có trách nhiệm điều hành, quản lý, hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

Xem thêm: Giám đốc là gì

Vậy Giám đốc và tổng Giám đốc có quyền và nghĩa vụ như thế nào, điều kiện và tiêu chuẩn làm Giám đốc và Tổng giám đốc ra sao?

Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề này.

1. Giám đốc là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 63 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Giám đốc là người đứng đầu của doanh nghiệp, người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Tổng giám đốc là gì?

Tổng giám đốc là chức danh cao nhất của một công ty hoặc doanh nghiệp, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Tổng giám đốc có chức năng quan trọng trong công ty.

Chính chức danh này sẽ quản lý, giám sát bao quát toàn bộ các hoạt động của nhân viên, ban lãnh đạo các bộ phận, trực tiếp chỉ đạo và đi gặp mặt các đối tác quan trọng của doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ của giám đốc công ty

3.1 Nhiệm vụ cơ bản của chức danh giám đốc công ty

Tùy vào từng quy mô, tính chất, loại hình cũng như cách vận hành của doanh nghiệp mà công việc của một Giám đốc có sự khác nhau. Có thể điểm qua những nhiệm vụ cơ bản sau:

  • Chịu trách nhiệm cho những kế hoạch cũng như định hướng của công ty trong thời gian sắp tới;
  • Đề ra chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty;
  • Chỉ đạo, giám sát về công việc, hoạt động hằng ngày của công ty;
  • Thực hiện các công việc kinh doanh đã được đề ra trước đó sau khi đã được chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt;
  • Chịu trách nhiệm về doanh số, lợi nhuận, tăng trưởng của công ty cũng như đảm bảo những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn đã được đề ra;
  • Đưa ra những báo cáo cho chủ tịch hội đồng quản trị trong các cuộc họp thường niên;
  • Đề xuất ý kiến, góp phần cải thiện hoạt động công ty diễn ra tốt nhất;
  • Thẩm định, ý kiến những kế hoạch do cấp dưới đề ra;
  • Tổ chức cơ cấu hoạt động của công ty, vận hành bộ máy, quản lý hoạt động, công việc của các trưởng phòng như: phòng nhân sự,phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kỹ thuật;
  • Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự, phê duyệt những kế hoạch do các trưởng phòng đề xuất. Đánh giá tình hình hoạt động của các nhân viên trong công ty;
  • Có thể đưa ra những quy định, thay đổi kế hoạch cũng như sa thải nhân viên không đạt chất lượng, vi phạm những quy định của công ty.

Ngoài những nhiệm vụ cơ bản được nêu trên thì nhiệm vụ của Giám đốc có sự thay đổi giữa các chức danh Giám đốc trong công ty như sau:

3.2 Đối với giám đốc điều hành

  • Quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Giám đốc có vai trò quyết định đến tình hình của doanh nghiệp.

Chức vụ này sẽ thực thi một số chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng quy mô sản xuất của công ty, gia tăng lợi nhuận.

Các chiến lược kinh doanh này có thể kể đến: Phương án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh, các kế hoạch xây dựng thương hiệu, kế hoạch quảng bá sản phẩm,…

Bên cạnh đó, tổng giám đốc sẽ có những kế hoạch để thực hiện các phương án đầu tư hiệu quả nhất, tối ưu chi phí và có được lợi nhuận tối đa nhất.

  • Là cố vấn tham mưu trong trường hợp công ty là tập đoàn và có chủ tịch

Đọc thêm: Mua chứng khoán như thế nào

Nếu doanh nghiệp là một tập đoàn lớn mạnh, có nhiều công ty mẹ và công ty con, hình thành một mạng lưới thì Giám đốc điều hành chính là cố vấn tham mưu trong trường hợp này.

Giám đốc điều hành sẽ trực tiếp viết kế hoạch, điều hành, báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn tới chủ tịch.

Mặt khác, Giám đốc điều hành sẽ là cố vấn tư vấn các chiến lược phát triển tập đoàn, các kế hoạch quan trọng, các dự báo hoặc tầm nhìn dài hạn trong kinh doanh đối với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

3.3 Giám đốc sản xuất

Đối với Giám đốc sản xuất, ngoài việc đóng vai trò giám sát, giám đốc sản xuất còn đóng vai trò cố vấn cho những nhân viên chủ chốt trong quản lý sản xuất, đảm bảo việc nâng cao các kỹ năng của họ cũng như cung cấp các hỗ trợ khi cần như :

  • Tiếp thị sản phẩm

Với vai trò là người đứng đầu bộ phận quản lý sản xuất, Giám đốc sản xuất cũng chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm với sự hỗ trợ của bộ phận tiếp thị sản phẩm và bộ phận quan hệ khách hàng.

Vị trí này sẽ điều phối hoạt động thiết kế sản phẩm, bảo trì và cải tiến sản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm tạo được ấn tượng đối với người tiêu dùng, từ đó tăng doanh số bán hàng.

Ngoài ra, CPO cũng điều phối các hoạt động truyền thông, hội nghị, sự kiện, các hoạt động quảng bá, họp báo và giới thiệu sản phẩm trong nước và quốc tế.

Giám đốc sản xuất sẽ tích cực hỗ trợ trong các triển lãm sản phẩm, đưa ra các bài phát biểu và thuyết trình tại các hội nghị, cuộc họp và các sự kiện.

  • Quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng

Giám đốc sản xuất cũng là người quan tâm trực tiếp đến nhu cầu của người tiêu dùng.

Họ trực tiếp tương tác với khách hàng, cung cấp cho họ những lợi ích của sản phẩm đồng thời tiếp nhận phản hồi, đánh giá và trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm.

Do đó, họ hiểu được mong muốn và hành vi của khách hàng.

Họ đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng, từ đó đẩy mạnh sự hiện diện của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

3.4 Giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự có nhiệm vụ chính là tập trung gây dựng bộ máy nhân sự cấp cao cho doanh nghiệp.

Bộ máy nhân sự cấp cao của một tập đoàn lớn có thể hiểu là các chức danh nhỏ hơn Giám đốc, đó có thể là Phó giám đốc, trường phòng.

Đọc thêm: Người có quyền lợi ích được bảo vệ là gì

Từ Phó giám đốc nhân sự, Phó giám đốc điều hành, Phó giám đốc sản xuất,…đều được trực tiếp Giám đốc cân nhắc và tuyển dụng, đảm bảo khối lượng và chất lượng công việc.

Ngoài ra, chức danh này còn có trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc thuyên chuyển công tác đối với các chức vụ trong doanh nghiệp, trừ những chức vụ nằm ngoài thẩm quyền phụ trách của mình.

4. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc, tổng giám đốc

Khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc như sau:

  • Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
  • Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  • Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
  • Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.

5. Điều kiện và tiêu chuẩn làm Giám đốc, Tổng giám đốc

Giám đốc, Tổng giám đốc có trách nhiệm điều hành, quản lý, hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Tuy nhiên không phải bất ký cá nhân nào cũng có thể làm Giám đốc, Tổng giám đốc.

Để làm Giám đốc và Tổng giám đốc bạn phải có điều kiện và tiêu chuẩn nhất định theo quy định tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Theo đó:

Giám đốc, Tổng giám đốc trước tiên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Giám đốc, Tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh. Nếu công ty cần thuê Giám đốc, Tổng giám đốc ở ngoài mà không theo tiêu chuẩn này hoặc theo tiêu chuẩn khác theo tình hình riêng của công ty thì phải quy định trong Điều lệ công ty.

Đối với trường hợp một công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Khi thành lập công ty con thì ngoài trừ các tiêu chuẩn và điều kiện ở trên thì Giám đốc, Tổng giám đốc công ty con không được có mối quan hệ thân cận với quản lý công ty mẹ, với người đại diện phần vốn nhà nước trong công ty mẹ.

Mối quan hệ cụ thể như sau: là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

6. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề: Giám đốc và Tổng giám đốc.

Trong quá trình tìm hiểu quy định về vấn đề này, nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Trân trọng./.

Tham khảo thêm: Deal là gì? Deal lương là gì? Một số kinh nghiệm deal lương thành công

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !