logo-dich-vu-luattq

đơn vị sự nghiệp là gì

Đơn vị sự nghiệp là một trong những tổ chức có vị trí vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bởi đây được coi là đơn vị hỗ trợ hiệu quả trong việc phát triển các lĩnh vực chủ chốt của một quốc gia.

1. Đơn vị sự nghiệp là gì?

Khái niệm đơn sị sự nghiệp

Xem thêm: đơn vị sự nghiệp là gì

Đơn vị sự nghiệp hau còn gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chính là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách cá nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, lao động thương binh xã hội, truyền thông và các lĩnh vực khác được pháp luật quy định.

Phân loại đơn vị sự nghiệp

– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ).

– Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.

Chủ yếu là các Viện nghiên cứu, Bệnh viện, Trường học….trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước (trực tiếp hay gián tiếp). Do vậy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này không giống với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đang được tổ chức và hoạt động chủ yếu theo mô hình doanh nghiệp; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động trong các đơn vị này cơ bản dựa trên quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Do vậy, không thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với các loại đối tượng này.

Đơn vị sự nghiệp có hai loai :

Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của thủ quỹ trong các đơn vị sự nghiệp

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn

Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng. Mà còn đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động. Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại.

Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Và đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính. Mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp

Tìm hiểu thêm: Dân tộc là gì? Phân tích những đặc trưng cơ bản của dân tộc?

– Là những đơn vị không trực tiếp sản xuất vật chất nhưng hết sức cần thiết cho xã hội, nhằm ổn định duy trì bộ máy quản lí Nhà nước các cấp, đảm bảo ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng.

– Hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp mang tính chất phục vụ, đối với cơ quan hành chính hầu hết không có số thu, hoặc rất ít, các khoản chi cho hoạt động chủ yếu do Ngân sách Nhà nước cấp.

– Các khoản chi hoạt động sự nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố xã hội liên quan đến nhiều chính sách khác nhau trong nền kinh tế, vừa là một tất yếu khách quan và thể hiện tính ưu việt của xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần, sức khoẻ cho nhân dân.

Đơn vị sự nghiệp trong tiếng Anh là Public non-business unit.

2. So sánh cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp:

Thứ nhất, về cơ quan hành chính

Xem thêm: Đăng ký thuế, cách tính thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công là cơ bản giống nhau, về kinh phí hành chính trong quá trình thực thi nhiệm vụ, về biên chế và tổ chức hoạt động, trong khi các đơn vị sự nghiệp công lập lại có những đặc điểm khác biệt với các cơ quan hành chính.

Vấn đề cải cách tách chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính với cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp.

– Đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công từ trước đến nay vẫn có cùng chế độ như nhau về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác, điều này không đúng với thực tế tình hình của cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp công lập

– Vấn đề tách cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp công để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của những cơ quan này, tách đơn vị sự nghiệp ở đây được hiểu là các đơn vị sự nghiệp công.

Cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Bao gồm:

– Các cơ quan quyền lực nhà nước (các cơ quan đại diện): Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.

– Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương như: Chính phủ (Bộ, cơ quan ngang Bộ) và cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm: UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp.

– Các cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát các cấp.

Tham khảo thêm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì

Xem thêm: Tiêu chuẩn được bổ nhiệm vị trí Trưởng, phó khoa đơn vị y tế

– Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt dộng chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức trên cơ sở những nguyên tắc do luật định (có văn bản quy định về thành lập ra nó).

– Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định.

– Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước.

– Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đối tượng quản lý rộng lớn.

– Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra…hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình.

– Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính.

Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành – điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt động quản lý nhà nước. Ví dụ : Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương có : Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở, phòng, ban.

Xem thêm: Hệ thống thang bảng lương trong đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ hai, về đơn vị sự nghiệp

– Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, như: viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học…

Đối với các cơ quan quản lý các ngành sự nghiệp, những tổ chức này là những đơn vị cơ bản thực hiện nhiệm vụ của ngành.

– Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức lần lượt chính thức có hiệu lực đã có không ít tác động đến bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương bởi những quy định mới liên quan đến nguồn nhân lực sẽ vô hình chung tác động đến cơ cấu của tổ chức bộ máy. Một trong những biểu hiện của sự tác động đó là việc Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, tách riêng nội dung quy định đối với đơn vị sự nghiệp ra khỏi Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước.

– Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành nhằm cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng. Ví dụ: Trường Đại học Kinh Tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị trực thuộc công lập. Bệnh viện Bạch Mai trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập.

Tìm hiểu thêm: Mua chứng khoán như thế nào

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !