logo-dich-vu-luattq

đóng bảo hiểm y tế ở đâu

1. Người dân có thể đăng ký mua bảo hiểm y tế ở đâu?

Theo quy định tại chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hiện nay, những người tham gia BHYT bắt buộc được chia làm 06 nhóm gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng; nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng; nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Tùy vào đối tượng mình tham gia mà người dân cần đến các địa điểm sau:

Xem thêm: đóng bảo hiểm y tế ở đâu

– Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tham gia BHYT thông qua doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.

– Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan BHXH.

– Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã.

– Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.

+ Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký tham gia BHYT với nhà trường nơi đang theo học.

– Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.

Mua bảo hiểm y tế ở đâu để hưởng quyền lợi khi đi khám bệnh? (Ảnh minh họa)

2. Mua bảo hiểm y tế hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định hiện hành, tùy đối tượng tham gia mà người dân có thể phải mất tiền hoặc không mất tiền khi mua BHYT. Cụ thể:

* Những người không mất tiền tham gia BHYT:

– Nhóm do cơ quan BHXH đóng như người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng,…

– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng như cán bộ xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người có công với cách mạng, cựu chiến binh,…

– Người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết này.

– Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công an đang phục vụ trong ngành Công an,…

– Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng chưa tham gia BHXH, BHYT, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT (theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP).

* Những người phải mất tiền mua bảo hiểm y tế:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

Những người này hằng tháng phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để đóng tiền BHYT.

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động; người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã; cán bộ, công chức viên chức:

Mức đóng BHYT/tháng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:

Mức đóng BHYT/tháng = 1,5% x Mức lương cơ sở = 22.350 đồng

– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:

+ Hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều không được ngân sách nhà nước đóng:

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 30% x 4,5% x Mức lương cơ sở = 20.115 đồng

+ Học sinh, sinh viên: Học sinh, sinh viên thường đóng BHYT theo chu kì nửa năm (06 tháng) hoặc một năm (12 tháng), mỗi tháng phải đóng số tiền tương ứng sau:

Tìm hiểu thêm: Tra cứu tham gia bảo hiểm xã hội

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở = 46.935 đồng

+ Hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình:

Tìm hiểu thêm: Tra cứu tham gia bảo hiểm xã hội

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở = 46.935 đồng

– Tham gia BHYT theo hộ gia đình:

Khi tham gia BHYT hộ gia đình trong cùng năm tài chính, các thành viên cùng tham gia sẽ được giảm trừ mức đóng. Tùy vào chu kì mà người dân đăng ký tham gia mà mức phí sẽ ít hoặc nhiều nhưng mỗi tháng, người tham gia BHYT sẽ phải trả như sau:

+ Người thứ nhất: Mức đóng BHYT/tháng = 4,5% x Mức lương cơ sở = 67.050 đồng.

+ Người thứ hai: Mức đóng BHYT/tháng = 70% x Mức đóng của người thứ nhất = 46.935 đồng.

+ Người thứ ba: Mức đóng BHYT/tháng = 60% x Mức đóng của người thứ nhất = 40.230 đồng.

+ Người thứ tư: Mức đóng BHYT/tháng = 50% x Mức đóng của người thứ nhất = 33.525 đồng.

+ Người thứ năm trở đi: Mức đóng BHYT/tháng = 40% x Mức đóng của người thứ nhất = 26.820 đồng.

Căn cứ: Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH.

Xem thêm: Cập nhật mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất

Mua bảo hiểm y tế phải đóng bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

3. Thủ tục mua bảo hiểm y tế được thực hiện thế nào?

* Hồ sơ cần chuẩn bị để tham gia BHYT:

Bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh mức hưởng.

– Trường hợp đã hiến bộ phận cơ thể người: bổ sung giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể người”.

* Thủ tục tham gia:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền BHYT.

– Người làm việc theo hợp đồng, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã kê khai hồ sơ và nộp cho doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mình đang làm việc. Hằng tháng, đơn vị sử dụng lao động sẽ trích từ tiền lương của người lao động để đóng BHYT.

– Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Nộp cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH và không phải đóng tiền.

– Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã và không phải mất tiền mua BHYT.

– Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH và đóng tiền tương ứng.

+ Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký và đóng tiền tham gia BHYT với nhà trường

– Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Nộp hồ sơ và đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.

Bước 3: Nhận thẻ BHYT.

Đọc thêm: Cách tra cứu tiền bảo hiểm thai sản

Người dân nhận thẻ BHYT tại chính nơi mà mình đã nộp hồ sơ.

4. Mua bảo hiểm y tế bao lâu thì được cấp thẻ?

Về vấn đề này, khoản 1 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ:

Điều 30. Cấp thẻ BHYT

1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Theo đó, người tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ. Đặc biệt, với người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian cấp thẻ BHYT mới là không quá 02 ngày.

Do vậy, để được giải quyết nhanh chóng, người dân, cơ quan quan tiếp nhận hồ sơ (không phải cơ quan BHXH) phải nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH.

5. Thẻ bảo hiểm y tế được mua có giá trị từ khi nào?

Vì vậy, người dân hoàn toàn có thể xem nội dung trên thẻ để biết thời điểm mà mình có thể dùng thẻ để đi khám, chữa bệnh.

Còn nếu muốn biết thẻ BHYT của mình có hạn sử dụng trong bao lâu, cách nhanh nhất là tra cứu online theo một trong 03 cách sau:

Cách 1. Tra cứu trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội

Cách 2. Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (1.000 đồng/tin nhắn)

BH<dấu cách>THE<dấu cách>Mã thẻ BHYT gửi 8079

Cách 3. Tra cứu bằng ứng dụng VssID

Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT mới nhất

6. Quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm y tế?

Khi mua BHYT, người dân sẽ được hưởng trực tiếp các quyền lợi liên quan đến việc thanh toán các chi phí khám, chữa bệnh. Cụ thể, theo Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, tùy từng trường hợp mà người có thẻ BHYT sẽ được quỹ BHYT thanh toán quyền lợi như sau:

* Nếu khám chữa bệnh đúng tuyến:

Được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức như sau:

– 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu thuộc một trong các đối tượng: bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; hộ nghèo; người tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở…

– 95% chi phí khám, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; hộ cận nghèo…

– 80% chi phí khám, chữa bệnh với các đối tượng khác.

* Nếu khám chữa bệnh đúng tuyến:

Được quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ của mức hưởng khi đi khám đúng tuyến:

+ Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương: Thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú.

+ Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh: Thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú.

+ Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện: Thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Xem thêm: Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh mới nhất

Trên đây là toàn bộ giải đáp liên quan đến việc mua bảo hiểm y tế ở đâu. Nếu gặp khó khăn hay vướng mắc gì trong việc mua bảo hiểm y tế hoặc hưởng bảo hiểm y tế, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Có thể mua bảo hiểm y tế hộ gia đình ở đâu?

Tham khảo thêm: Mức lương của ngành bảo hiểm

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !