logo-dich-vu-luattq

đơn xin xác nhận mối quan hệ nhân thân

Hiện nay, việc xác nhận quan hệ nhân thân là hoạt động vô cùng cần thiết. Nhưng để thực hiện được thủ tục này thì các cá nhân muốn xác nhận quan hệ nhân thân cần phải thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật. Trước khi được các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận quan hệ nhân thân thì các cá nhân có nhu cầu phải àm đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân nộp cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết kèm theo những giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân. Vậy Đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân là gì? Các thủ tục để thực hiện việc xác nhận quan hệ nhân thân gồm những gì?

Căn cứ pháp lý:

Xem thêm: đơn xin xác nhận mối quan hệ nhân thân

– Luật hộ tịch 2014;

1. Đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân là gì?

Đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân là mẫu đơn hành chính do cá nhân lập ra khi muốn xác nhận các mối quan hệ nhân thân giữa hai hoặc nhiều người có cùng họ hàng (ví dụ: bố-con, mẹ-con, vợ-chồng, ông-cháu, cô-cháu…, hoặc cùng có tên trong sổ hộ khẩu) gửi cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân được dùng để ghi nhận những thông tin của người làm đơn khi muốn xác nhận các mối quan hệ nhân thân giữa hai hoặc nhiều người có cùng họ hàng (ví dụ: bố-con, mẹ-con, vợ-chồng, ông-cháu, cô-cháu…, hoặc cùng có tên trong sổ hộ khẩu). Hoặc được dùng khi gia đình có một thành viên đang cư trú tại nước ngoài cần làm các thủ tục hành chính để xác nhận người đó có mối quan hệ nhân thân với một hoặc nhiều người đang ở tại Việt Nam. Đồng thòi đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân còn là giấy tờ để Cơ quan Nhà nước có tẩm quyền xem xét và giải quyết vấn đề xác nhận quan hệ nhân thân theo yêu cầu của người làm đơn.

2. Mẫu đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa danh, ngày….tháng….năm…….

ĐƠN XIN XÁC NHẬN MỐI QUAN HỆ NHÂN THÂN

Kính gửi:…

Xem thêm: Quan hệ nhân thân là gì? Phân biệt quyền nhân thân và quan hệ nhân thân?

Chúng tôi là:

Họ và tên:…

Tìm hiểu thêm: Mẫu văn bản cam kết tặng cho đất

Ngày tháng năm sinh:…

Số CMND:….ngày cấp:……… .nơi cấp:…

Địa chỉ thường trú:…

Họ và tên:…

Tìm hiểu thêm: Mẫu văn bản cam kết tặng cho đất

Ngày tháng năm sinh:…

Số CMND:…. ngày cấp:……nơi cấp:….

Địa chỉ thường trú:……

Chúng tôi xin xác nhận như sau:

Ông/bà:… tên trong hộ chiếu:…

Tìm hiểu thêm: Mẫu văn bản cam kết tặng cho đất

Ngày tháng năm sinh:…

Số hộ chiếu:…. ngày cấp:…… .nơi cấp:…

Địa chỉ cư trú ở nước ngoài:……

Địa chỉ tạm trú tại Việt Nam:…

Là: (thông tin về quan hệ với người được xác nhận hoặc quan hệ họ hàng của người được xác nhận)…..

Chúng tôi xin cam kết những điều ghi trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

NGƯỜI XÁC NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI XÁC NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên)

ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG XÁC ĐỊNH CHỮ KÝ

3. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân:

Trong đơn xin xác nhận mối quan hệ nhân thân yêu cầu người làm đơn cần điền đầy đủ thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp.

Tiếp theo là đối tượng xác nhận có quan hệ, ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người đó kèm theo các thông tin quan trọng như số hộ chiếu, nơi định cư tại nước ngoài và nơi cư trú tại Việt Nam.

Lưu ý khi viết đơn xin xác nhận mối quan hệ nhân thân cần phải có xác nhận của cả 2 đối tượng và được ủy ban nhân dân phường xác nhận chữ ký mới có hiệu lực về mặt pháp luật. Và các cá nhân tham gia xác nhận quan hệ nhân thân phải cam kết những gì cung cấp trong đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân là hoàn toàn chính xác, nếu sai sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

4. Quan hệ nhân thân là gì?

– Quan hệ nhân thân là một trong những đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Khi nhắc tới quan hệ nhân thân, chúng ta có thể hiểu các quan hệ này xuất phát từ các giá trị tinh thần của chủ thể, giá trị tinh thần này có thể gắn liền với lợi ích về kinh tế hoặc có thể không gắn liền với lợi ích về kinh tế. Quan hệ nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

– Ngoài ra quan hệ nhân thân còn phát sinh vì lợi ích tinh thần, luôn gắn liền với chủ thể nó không mang tính hàng hóa – tiền tệ và không thể tính được bằng trị giá. Nếu là quan hệ tài sản, có thể có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thì trong quan hệ nhân thân, việc dịch chuyển các giá trị tinh thần là không thể thực hiện được.

Đặc điểm của quan hệ nhân thân:

Đây là quan hệ xã hội gắn liền với một cá nhân, tổ chức.

Quan hệ này luôn đi cùng một chủ thể xác định, có từ khi chủ thể được xác lập và chấm dứt khi chủ thể chấm dứt hoạt động.

Quan hệ nhân thân không thể trao đổi ngang giá.

Đây là quan hệ xã hội gắn liền với giá trị nhân thân, có giá trị tinh thần nên không thể định giá, đem ra trao đổi mua bán như tài sản.

Hồ sơ thực hiện xác nhận quan hệ nhân thân bao gồm:

Đọc thêm: Mẫu đơn xin tiếp nhận học sinh tiểu học

– Đơn xin xác nhận quan hệ nhân thân theo mẫu quy định;

– Các giấy tờ liên quan chứng minh quan hệ nhân thân như:

+ Giấy khai sinh;

+ Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ nhân thân;

+ Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Thủ tục xác nhận quan hệ nhân thân:

– Quan hệ nhân thân cần được xác minh là việc xác minh quan hệ của một người với người thân ruột thịt là cha, mẹ, con, anh chị em ruột,.. dựa trên quan hệ huyết thống, thủ tục xác nhận quan này được thực hiện như sau: Luật Hộ tịch 2014 có ghi nhận tại Khoản 1, Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch, theo đó, xác nhận quan hệ cha, mẹ, con sau khi con được sinh ra thông qua thủ tục đăng ký hộ tịch.

– Việc xác nhận quan hệ ruột thịt giữa anh, chị, em không được quy định trực tiếp theo pháp luật, tuy nhiên trên thực tế anh/chị có thể yêu cầu cơ quan hộ tịch thực hiện thủ tục xác nhận anh, chị, em ruột theo thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cần xác định lại quan hệ cha, mẹ với con cái như sau:

Luật Hộ tịch 2014 quy định tại Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con và Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cụ thể như sau:

Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Để chứng minh quan hệ nhân thân, người thực hiện thủ tục cần nộp đơn yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền kèm theo các giấy tờ chứng minh nhân thân và các giấy tờ chứng minh quan hệ như văn bản chứng minh quan hệ của cơ sở y tế có uy tín hoặc do Nhà nước thành lập ( Giấy giám định ADN,..).. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận quan hệ nhân thân làm căn cứ ghi vào sổ hộ tịch đối với trường hợp xác nhận cha, mẹ , con; đăng ký hộ khẩu thường trú ….

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 28, Luật Hộ tịch 2014:

“1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”

Tìm hiểu thêm: 5 Mẫu Xác Nhận Lương 3 Tháng Mới Nhất, Đầy Đủ Nhất 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !