logo-dich-vu-luattq

đơn xin hưởng trợ cấp thai sản cho chồng

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng) theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giao thông khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Hiện nay pháp luật nước ta quy định những chế độ bảo hiểm xã hội như sau: chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Trong hệ thống các chế độ Bảo Hiểm Xã Hội có thể nói chế độ thai sản là một trong những chế độ quan trọng và được thực hiện sớm nhất. Theo quy định của ILO một quốc gia chỉ coi là có hệ thống Bảo Hiểm Xã Hội chỉ khi có ít nhất một trong 3 chế độ là: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được thiết lập. Đối với người lao động, chế độ bảo hiểm thai sản góp phần ổn định cuộc sống người lao động và gia đình khi họ trong thời gian họ sinh đẻ, không thể trực tiếp tham gia lao động.

Xem thêm: đơn xin hưởng trợ cấp thai sản cho chồng

ho-so-xin-huong-che-do-thai-san-cho-nam-chong-moi-nhat

Tư vấn hồ sơ, các giấy tờ cần thiết hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng): 1900.6568

Nhận thấy tầm vô cùng quan trọng của bảo hiểm thai sản cho nam (chồng). Sau đây, đội ngũ Luật sư, Luật gia công ty Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn quý khách hàng quy trình và hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ thai sản cho nam (chồng) mới nhất.

Thứ nhất, về thành phần hồ sơ

– Theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:

“Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Xem thêm: Vợ sinh con thì chồng được nghỉ mấy ngày có hưởng lương?

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.”

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì dù vợ không tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con thì chồng vẫn được hưởng chế độ thai sản đã được quy định trong luật này. Người lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con thì ngoài trợ cấp một lần khi sinh con còn được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản.

– Theo quy định tại Điều 4 của Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

+ Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;

+ Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, trong 30 ngày sau khi vợ sinh mà chồng không nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản thì được xem như tự từ bỏ quyền lợi của mình khi vợ sinh con và không được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Theo đó, một giấy tờ quan trọng trong thủ tục để các ông bố vừa được “lên chức” hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh là chỉ cần nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con cho đơn vị sử dụng lao động nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, căn cứ theo các quy định đã viện dẫn ở trên, hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng) bao gồm những giấy tờ sau:

Xem thêm: Chế độ thai sản là gì? Quy định mới nhất về chế độ thai sản cho lao động nữ?

– Đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do lao động nam có vợ sinh con lập. (Xem hướng dẫn ở bên dưới).

– Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật;

– Chứng minh nhân dân bản sao chứng thực của vợ.

Thứ hai, quy trình nộp hồ sơ và nhận kết quả hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ thai sản cho nam (chồng)

Theo quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về giải quyết chế độ thai sản như sau:

“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mới nhất

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Theo quy định trên, có thể hiểu là người lao động nam (chồng) nghỉ hưởng chế độ thai sản khi người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại cơ quan, công ty, đơn vị sử dụng lao động nên cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đó phải có trách nhiệm làm hồ sơ thai sản cho người lao động nam (chồng) và gửi lên cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội để giải quyết quyền lợi cho người lao động. Như vậy, pháp luật quy định trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc người lao động nam (chồng) có trách nhiệm nộp hồ sơ cho công ty, đơn vị sử dụng lao động. Cơ quan, công ty, đơn vị người sử dụng lao động kê khai và nộp hồ sơ theo mẫu C70a-HD mới (phần lao động nam nghỉ thai sản, do doanh nghiệp lập). Cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hoàn tất thủ tục hồ sơ chuyển tiền trợ cấp thai sản về cơ quan, đơn vị người sử dụng lao động để công ty, đơn vị người sử dụng lao động liên hệ với người lao động đến nhận tiền và ký nhận. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nam sẽ không được hưởng lương tại đơn vị đang công tác mà sẽ hưởng theo chế độ do Bảo hiểm xã hội chi trả.

Các lưu ý về hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng)

Trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì mức tiền hưởng trợ cấp một lần thai sản của chồng bằng hai tháng lương cơ sở tại tháng sinh con. Thời gian nghỉ thai sản sẽ có hiệu lực trong vòng 1 tháng bắt đầu tính từ ngày đầu tiên vợ sinh con. Thời hạn nộp hồ sơ cho doanh nghiệp là 45 ngày, và trong thời gian 10 ngày doanh nghiệp phải gửi đủ hồ sơ của người lao động cho cơ quan bảo hiểm.

Xem thêm: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao lâu để được hưởng chế độ thai sản?

Dưới đây, Luật Dương Gia xin giới thiệu mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để người lao động nam gửi lên doanh nghiệp, đơn vị người sử dụng lao động xem xét và giải quyết. Với mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho người lao động nam (chồng) này, chồng trong diện được hưởng chế độ thai sản có thể áp dụng ngay.

TÊN CƠ QUAN……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi: …….

Tên tôi là: …….. Sinh ngày …….

Chức vụ: ……. Vị trí công tác: …..

Xem thêm: Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng) mới nhất

Số CMND/CCCD: …….. Ngày cấp: ……. Nơi cấp: …….

Địa chỉ hộ khẩu: ……

Thưa quý công ty, Tôi viết đơn này là xin trình bày, đề nghị vấn đề như sau:

Vợ tôi vừa sinh con, để đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của vợ và con mới sinh, nay tôi xin phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 từ ngày…../…../202… đến ngày…../…../202….

Tôi xin cam đoan: Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc cho cán bộ/nhân viên phụ trách có liên quan và sẽ đi làm lại khi hết thời gian nghỉ theo đúng quy định của Công ty.

Hướng bàn giao công việc:…..

Kính mong Ban Giám đốc, phòng quản lý nhân sự xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục chế độ thai sản cho nam

…., ngày…..tháng…..năm 202….

Ý kiến của Giám đốc Người làm đơn

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương mới nhất năm 2022

(Ký và ghi rõ họ tên)

1. Chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ không tham gia bảo hiểm xã hội?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi không tham gia bảo hiểm xã hội nhưng có chồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt đầu từ 1/5/2016 (chồng tôi làm tại 1 công ty tư nhân). Đến 10/10/2016 tôi dự sinh em bé. Vậy chồng tôi có được hưởng trợ cấp khi tôi sinh không? Mức trợ cấp là bao nhiêu? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

Xem thêm: Lao động nữ sinh con có được hưởng trợ cấp tã lót thai sản không?

– Ốm đau;

– Thai sản;

– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Hưu trí;

– Tử tuất.

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh thuộc một trong các trường hợp được hưởng chế độ thai sản theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Chế độ hưởng lao động nam khi vợ sinh bao gồm:

Thời gian hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Xem thêm: Mức hưởng chế độ thai sản cho chồng

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trongkhoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Mức hưởng chế độ thai sản một ngày: Căn cứ điểm a, điểm c khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng 1 ngày bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày trong đó mức hưởng chế độ thai sản theo tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Còn đối với tiền trợ cấp một lần thì theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Điều kiện được hưởng:

Xem thêm: Thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mới nhất

-Chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội khi sinh con;

-Cha phải đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

Như vậy, trong trường hợp này của bạn, chồng bạn tham gia bảo hiểm từ 1/5/2016 – 10/10/2016 (được 5 tháng 10 ngày) chưa đủ 6 tháng trước khi bạn sinh nên chồng bạn không được trợ cấp một lần.

2. Hưởng chế độ thai sản nam đối với lao động làm trong ngành công an

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang công tác trong lực lượng công an. Khi vợ tôi sinh là ngày 1/1/2016. Tức là khi bảo hiểm mới có hiệu lưc từ ngày 1/1/2016 dành cho nam. Về việc vợ không đóng bảo hiểm mà chồng tham gia vẫn được hưởng. Nhưng khi đó trong khi do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Cho đến nay có văn bản thì lại quá 45 ngày. Vậy cho tôi hỏi tôi có được thanh toán chế độ thai sản hay không. ?

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 như sau:

“2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

Xem thêm: Chế độ thai sản khi sinh con non, thai chết lưu, con chết sau sinh

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.

Do đó, khi vợ bạn không tham gia bảo hiểm xã hội mà bạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì khi vợ sinh con, bạn được nhận trợ cấp một lần bằng 02 lần lương cơ sở.

Tại điểm a khoản 2 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân quy định về trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì người cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì cha được hưởng một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng vợ sinh.

“Đối với trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì người cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

Ví dụ 17: Đồng chí Thiếu úy Nguyễn Văn Hạnh, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 5 tháng 2015 đến tháng 9 năm 2015; từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 02 năm 2016 đồng chí Hạnh nghỉ việc để điều trị bệnh, hưởng trợ cấp ốm đau từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội và không tham gia đóng bảo hiểm xã hội; tháng 3 năm 2016 đồng chí Hạnh tiếp tục trở lại đơn vị làm việc. Ngày 12 tháng 5 năm 2016 vợ đồng chí Hạnh (có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản) sinh con. Như vậy, thời gian 12 tháng trước khi vợ đồng chí Hạnh sinh con được xác định từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016; trong khoảng thời gian này đồng chí Hạnh có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 07 tháng nên đồng chí Hạnh được nhận trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng vợ đồng chí Hạnh sinh con”.

Tại khoản 1 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản nói chung và chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con nói riêng là 45 ngày, kể từ ngày quay trở lại làm việc. Đối với trường hợp của bạn đã hết hạn làm thủ tục để được hưởng chế độ thai sản.

Xem thêm: Căn cứ tính tiền chế độ thai sản? Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

3. Chế độ thai sản cho chỉ huy phó quân sự khi vợ sinh con

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư: Hiện chồng tôi đang là đang công tác tại cơ quan xã, phường giữ chức vụ chỉ huy phó quân sự (thời gian đóng BHXH đã đủ theo quy định). Bản thân tôi ở nhà chưa làm việc ở đâu. Đến 15/12/2016 tôi có sinh em bé. Tôi có tìm hiểu luật BHXH mới thì được biết chồng tôi sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần vì tôi không tham gia đóng bảo hiểm. Nhưng khi tôi hoàn thiện hồ sơ để mang nộp ở cơ quan và cơ quan nộp lên bảo hiểm xã hội,p hía bảo hiểm xã hội trả lời không thuộc thành phần giải quyết. Thứ hai luật sư cho tôi hỏi Cán bộ là thuộc những thành phần nào, không chuyên trách có phải cán bộ không?

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:

“1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy từ chối quyền thừa kế

a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

Xem thêm: Tham gia bảo hiểm tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

c) Văn phòng – thống kê;

d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

đ) Tài chính – kế toán;

e) Tư pháp – hộ tịch;

g) Văn hóa – xã hội”.

Ngoài cán bộ, công chức thì cấp xã còn có thêm những người làm việc không chuyên trách ở cấp xã. Số lượng và phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách được quy định tại chương 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP. Trường hợp chồng bạn không giữ các chức danh được xem là cán bộ, công chức thì chỉ được xem là người làm việc không chuyên trách ở cấp xã.

Điểm i khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Xem thêm: Không đăng ký kết hôn, mẹ đơn thân có được hưởng chế độ thai sản?

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

Như vậy,Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực pháp luật 01/01/2016. Nên bắt đầu từ ngày 01/01/2016 người làm việc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chồng bạn là phó chỉ huy quân sự cấp xã thì được xem là người làm việc không chuyên trách và được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/01/2016.

Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Chồng bạn là đối tượng thuộc điểm i khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 chứ không thuộc những đối tượng được hưởng chế độ thai sản quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Xem thêm: Chế độ thai sản – Điều kiện, mức hưởng và các điều cần chú ý

Như vậy, chồng bạn là người làm việc không chuyên trách cấp xã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không có chế độ thai sản vì vậy chồng bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản khi bạn sinh con.

4. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi, trường hợp người lao động nam tham gia BHXH từ tháng 5 mà tháng 6 công ty em có báo giảm, nhưng đến tháng 7 công ty em báo tăng trở lại cho người lao động nam đó. Cho em hỏi thì trường hợp đó người lao động nam có được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con không? (trường hợp chỉ có chồng tham gia BHXH còn vợ không tham gia). Em cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

Xem thêm: Thời gian tối đa nghỉ trước khi sinh là bao lâu?

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.

Xem thêm: Sảy thai, phá thai bệnh lý có được hưởng chế độ thai sản không?

Như vậy, khi bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản chế độ thai sản theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 chế độ thai sản nam giới khi vợ sinh con như sau:

Theo Khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì chỉ cần lao động nam đang đóng bảo hiểm mà vợ sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra, nếu vợ bạn không tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

5. Thủ tục hồ sơ để giải quyết chế độ thai sản cho nam khi vợ sinh con

Tóm tắt câu hỏi:

Chào anh/chị Cho em hỏi là em có lập hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ sinh con ( vợ không tham gia BHXH). Theo em được biết thì : “Điều 34 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: a) 05 ngày làm việc; b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Hồ sơ gồm: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi “ Nên em có lập hồ sơ theo phiếu giao nhận hồ sơ 601 gồm: Bản sao giấy chứng sinh, nhưng không được bảo hiểm duyệt vì lý do không có bản sao giấy khai sinh của con. Vì em tưởng chỉ nộp 1 trong 2: *giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh*, nên em chỉ nộp giấy chứng sinh do lao động nam đưa cho cty. Cho em hỏi như vậy thì em có được nộp lại hồ sơ mới để gửi cho bảo hiểm được không ạ ? Vì theo điều như trên chỉ trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh con ( vợ người lao động nam đó sinh con ngày 14/09/2016). Nên có được nộp hồ sơ mới lại không ? Em cảm ơn nhiều.?

Luật sư tư vấn:

+ Thứ nhất, về hồ sơ nộp để hưởng chế độ nghỉ thai sản cho lao động nam khi vợ sinh con:

Theo quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Xem thêm: Chế độ thai sản khi công ty bị giải thể, phá sản, nợ tiền BHXH

thu-tuc-ho-so-de-giai-quyet-che-do-thai-san-cho-nam-khi-vo-sinh-con.

Luật sư tư vấn pháp luật về chế độ thai sản với lao động nam:1900.6568

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm bao gồm:

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Như vậy, theo quy định này thì bạn có thể nộp bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh cho công ty.

+ Thứ hai, về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

Quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con là để xác định thời gian bạn được nghỉ chứ không phải thời hạn để nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản.

Còn thời hạn nộp giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh để hưởng chế độ thai sản của lao động nam khi vợ sinh con được quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho công ty trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Như vậy, khi vợ sinh con, bạn thông báo với công ty và bạn nghỉ số ngày theo quy định trong thời gian 30 ngày từ ngày vợ sinh con.Sau khi quay lại làm việc, bạn nộp bản sao giấy chứng sinh hoặc bảo sao giấy khai sinh để hưởng chế độ thai sản.

Tham khảo thêm: Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !