logo-dich-vu-luattq

Trình tự giải quyết đơn tố cáo

Trình tự giải quyết đơn tố cáo là một trong những thủ tục để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.Vậy làm thế nào để nắm được trình tự giải quyết đơn tố cáo”? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật

Xem thêm: đơn tố cáo là gì

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật

Đơn tố cáo là gì?

Để hiểu rõ khái niệm đơn tố cáo, trước tiên ta phải nắm được khái niệm tố cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018 thì tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, từ quy định trên, đơn tố cáo có thể được hiểu là đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền trình bày về việc các đối tượng là cá nhân hoặc tổ chức gây ảnh hưởng đến quyền lợi của một cá nhân, tổ chức khác.

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo tham nhũng.

Người tố cáo viết đơn tố cáo

Người tố cáo viết đơn tố cáo

Nguyên tắc giải quyết tố cáo

Đọc thêm: Cửa hàng

Tố cáo được giải quyết theo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật tố cáo 2018:

  • Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
  • Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo phá hoại tài sản.

Trình tự giải quyết đơn tố cáo

Tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

Xác minh nội dung tố cáo

Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

  • Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
  • Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
  • Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
  • Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
  • Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm: Chức danh nghề nghiệp là gì

Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Công khai kết luận nội dung, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:

  • Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
  • Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
  • Đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
  • Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thời hạn giải quyết đơn tố cáo

  • Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
  • Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
  • Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Hướng giải quyết khi đơn tố cáo không được giải quyết theo đúng trình tự

Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Đồng thời tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 cũng quy định khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Như vậy, trong trường hợp đơn tố cáo không được giải quyết theo đúng trình tự thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo nhưng đã không thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình.

Khiếu nại người đã ra quyết định hành chính

Khiếu nại người đã ra quyết định hành chính

Trên đây là bài viết về Trình tự giải quyết đơn tố cáo. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Tư vấn luật hành chính của chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (65 votes)

Đọc thêm: Việc làm là gì? Phân tích vai trò và ý nghĩa của việc làm?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !