logo-dich-vu-luattq

đối với nhà nước pháp luật có vai trò

Chúng ta đang sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật, mọi thứ đều phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Vậy pháp luật là gì?, Vai trò của pháp luật đối với công dân, xã hội, nhà nước như thế nào? Cùng Luật Hoàng Phi giải đáp các thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Xem thêm: đối với nhà nước pháp luật có vai trò

Đặc điểm của pháp luật

Từ định nghĩa trên về pháp luật, chúng ta có thể rút ra được các đặc điểm của pháp luật bao gồm:

– Chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật là Nhà nước

Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi

– Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến

– Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước

Tìm hiểu thêm: Hệ thống pháp luật là gì ? Đặc điểm, cấu trúc, ý nghĩa về hệ thống pháp luật

Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế. Nhờ các biện pháp này mà các chủ thể trong xã hội đều bắt buộc phải thực hiện những nội dung như nhau.

Vai trò của pháp luật đối với công dân, xã hội, nhà nước

Vai trò của pháp luật đối với công dân, xã hội, nhà nước được thể hiện cụ thể như sau:

Vai trò đối với công dân

Pháp luật là phương tiện góp phần giáo dục con người năng động, sáng tạo có niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bằng chính những quy định của pháp luật góp phần giáo dục công chức, viên chức, nhân dân trách nhiệm của người công dân, ý thức sông, làm việc theo pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng với tinh thần mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

Ý nghĩa giáo dục của pháp luật còn thể hiện ở việc quy định những biện pháp khen thưởng và trừng phạt phù hợp với các hành vi pháp luật của các tổ chức và các cá nhân trong xã hội.

Bên cạnh đó, pháp luật còn là phương tiện bảo vệ lợi ích của các lực lượng xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân. Bởi lẽ pháp luật ngăn ngừa, xử lý các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, thiết lập và bảo vệ trật tự có lợi trong các quan hệ xã hội vì cuộc sống hạnh phúc, yên bình của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

Vai trò Đối với xã hội

Pháp luật là vũ khí chính trị để chống lại các lực lượng chống đối, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, ghi nhận, củng cố và phát triển quyền lực của giai cấp thống trị. Đồng thời, pháp luật cũng là công cụ để cải tạo, quản lý xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội…. định hướng cho xã hội phát triển theo đường lối của lực lượng cầm quyền.

Tìm hiểu thêm: Luật tài nguyên nước 2012 số 17/2012/QH13

Pháp luật thể hiện đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền một cách chi tiết, đặc thù dưới dạng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước, trong đó có các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Qua đó đảm bảo cho các chính sách được thực hiện nhanh, chính xác và có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội.

Vai trò của pháp luật cũng thể hiện ở chỗ nó là phương tiện quản lý có hiệu quả đời sống kinh tế – xã hội. Thông qua pháp luật, nhà nước đề ra các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế, xác định cơ cấu, các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân, quy định địa vị pháp lý của các đơn vị, tổ chức kinh tế quản lý quá trình sản xuất, kinh doanh; quy định chế độ tài chính, các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, kinh doanh….

Như vậy, pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế, các mục tiêu kinh tế của nhà nước và của xã hội; là phương tiện để quản lý chính trị , quản lý văn hóa – giáo dục, khoa học – công nghệ, quản lý y tế, xã hội và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác vì sự ổn định bộ xã hội.

Vai trò đối với Nhà nước

Pháp luật là cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động. Nhà nước không thể tồn tại mà không có pháp luật, nó cần tới pháp luật để tổ chức bộ máy của mình, quy định rõ thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, xác định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa nhà nước với các tổ chức xã hội và với dân cư.

Việc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước theo pháp luật sẽ bảo đảm được tính chặt chẽ, chính xác, thống nhất trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Nhờ có pháp luật mà hoạt động của bộ máy nhà nước cũng tránh được hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn hoặc tùy tiện, lạm quyền, tạo ra cơ chế đồng bộ thực hiện có hiệu quả quyền lực nhà nước.

Ngoài ra, pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc kinh doanh những quan hệ mới trong xã hội, đồng thời cố, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế.

Như vậy, cùng với sự phát triển của nhà nước và xã hội, Vai trò của pháp luật đối với công dân, xã hội, nhà nước ngày càng được củng cố, mở rộng và nâng cao, những giá trị xã hội của pháp luật được thừa nhận và phát huy. Pháp luật chính là công cụ quan trọng để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội, để giải quyết các xung đột trong xã hội và còn là phương tiện để chuyển đổi xã hội, biến những lý tưởng cao đẹp thành hiện thực.

Đọc thêm: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !