logo-dich-vu-luattq

Độ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định mới nhất ?

Năm 2018, nữ sinh năm 2000 đã đủ tuổi đăng ký kết hôn chưa?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: độ tuổi kết hôn

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là nữ, sinh ngày 18 tháng 11 năm 2001. Bạn đang muốn đăng ký kết hôn. Do đó, căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Tham khảo thêm: Thủ tục ly hôn vắng mặt tiến hành như nào?

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy, khi bạn muốn đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Đủ tuổi kết hôn theo quy định: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Trong trường hợp này, bạn sinh ngày 18 tháng 11 năm 2001. Chính vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, bạn vẫn chưa đủ 18 tuổi, tức là chưa qua sinh nhật lần thứ 18 của bạn bạn là ngày 18 tháng 11 năm 2019 thì bạn mới đủ 18 tuổi. Chính vì vậy, bạn phải đợi đến khi qua ngày 18 tháng 11 năm 2019 thì bạn mới có thể đăng ký kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện độ tuổi đăng ký kết hôn.

Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định rõ là “đủ 18 tuổi” có nghĩa phải tròn 18 tuổi, qua sinh nhật lầ thứ 18, chứ không phải là “từ 18 tuổi”, chỉ cần bước sang tuổi 18, do đó, tính đến thời điểm hiện tại bạn chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn.

>&gt Xem thêm: Quy định mới năm 2022 về thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự ? Cách tính độ tuổi đi NVQS ?

Khi đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn, bạn còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:

Theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

Tìm hiểu thêm: Cách viết đơn khởi kiện ly hôn

+ Kết hôn giả tạo (là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình);

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Trong đó:

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.

Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. Trong đó, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Việc kết hôn do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định không bị ép buộc, cưỡng ép hay lừa dối.

>&gt Xem thêm: Mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có được cấp lại không ?

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Cách đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !